Sửa chữa biến tần Schneider | Bảng mã lỗi biến tần OLF, EF2

3.7/5 - (4 bình chọn)

Biến tần Schneider của bạn đang bị lỗi và cần tìm nơi sửa chữa? Có rất nhiều lỗi có thể xảy ra đối với biến tần như lỗi biến tần OLF, lỗi biến tần EF2, lỗi nSt biến tần Schneider, … Bạn phân vân và không biết nên là gì ? Cứ yên tâm Đại Dương Corp của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin về dịch vụ sữa chữa biến tần Schneider mà bạn cần ngay dưới đây.

Một số lỗi phổ biến của biến tần Schneider

  • Biến tần Schneider gặp sự cố trong quá trình hoạt động làm cho động cơ làm việckhông ổn định.
  • Nóng động cơ – động cơ gầm, động cơ rung – lắc, phát ra nhiều tiếng ồn.
  • Biến tần bị hư nguồn, nổ IGBT, hư chỉnh lưu hoặc cháy điện trở mồi.
  • Biến tần bị hư IC xung, mất xung kích dẫn đến tình trạng không có áp ngõ ra, lệch pha áp ngõ ra, 3 pha ngõ đầu ra không đều.

Đặc điểm của một số loại biến tần Schneider

Biến tần Schneider ATV12

  • Là dòng biến tần có công suất nhỏ
  • Dải công suất đạt: 0.18 – 4kW (Không có 3P-380VAV)
  • Ứng dụng: Dành cho các máy móc công suất nhỏ
Biến tần Schneider ATV12
Biến tần Schneider ATV12

Biến tần Schneider mã ATV310

  • Là dòng biến tần giá rẻ, dải công suất tương đối nhỏ, dùng cho các ứng dụng tải nhẹ đơn giản
  • Dải công suất: từ 0.37 ~ 11kW
  • Ứng dụng trong: Bơm, Quạt, Băng tải nhẹ, tải đơn giản …
Biến tần Schneider ATV310
Biến tần Schneider ATV310

 Biến tần Schneider mã ATV320

  • Là 1 trong các dòng biến tần mới nhất của hãng Schneider dùng để thay thế cho ATV312 và ATV32
  •  Dải công suất: 0.18 ~ 15kW
  • Có khả năng chịu quá tải lên đến200%
Biến tần Schneider ATV320
Biến tần Schneider ATV320

Biến tần Schneider mã ATV71

  • Là dòng sản phẩm cao cấp của schneider thích hợp cho các ứng dụng tải nặng, chuyên dụng
  • Dải công suất: 0.37 ~ 630kW
  • Ứng dụng: Thường được dùng trong Cẩu trục, Vạn thăng, Băng tải hầm mỏ, Bơm ly tâm, Máy nghiền, Máy xay …
Biến tần Schneider ATV71
Biến tần Schneider ATV71

 Biến tần Schneider với ATV610

  • Là dòng biến tần giá kinh tế, dải công suất khá rộng
  • Dải công suất: 0.75 ~ 160kW
  • Chịu quá tải từ 150% trong 60s (Tải nặng) , 110% trong 60s (Tải thường)
  • Ứng dụng: Bơm nước, Quạt, Băng tải …
Biến tần Schneider ATV610
Biến tần Schneider ATV610

Biến tần Schneider ATV61

  • Là dòng biến tần đa năng với dải công suất rộng
  • Dải công suất: 0.75 ~ 630kW
  • Ứng dụng: Bơm nước, Quạt thông gió, Thiết bị nâng hạ, Máy cẩu, Băng truyền, Thang máy …
Biến tần Schneider ATV61
Biến tần Schneider ATV61

 Biến tần Schneider ATV32

  • Là dòng sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt
  • Dải công suất: 0.18 ~ 15kW
  • Được dùng cho: Máy nghiền, Máy trộn, Thiết bị nâng hạ, Máy đóng gói, Bơm, Quạt …
Biến tần Schneider ATV32
Biến tần Schneider ATV32

   Biến tần Schneider ATV312

  • Sản phẩm có công suất nhỏ, tính năng mạnh mẽ
  • Dải công suất: 0.18 ~ 15kW
  • Được dùng cho: Máy nghiền, Máy trộn, Thiết bị nâng hạ, Máy đóng gói, Bơm, Quạt …
Biến tần Schneider ATV312
Biến tần Schneider ATV312

 Biến tần Schneider mã ATV303

  • Máy biến tần công suất nhỏ, tính năng mạnh mẽ
  • Dải công suất: 0.37 ~ 11kW
  • Được sử dụng: Hệ thống nâng hạ, Máy cuộn, Máy bao bì, Băng tải, Máy đóng gói …
Biến tần Schneider ATV303
Biến tần Schneider ATV303

 Biến tần Schneider mã ATV212

  • Biến tần ATV212 tương đương dòng ATV21
  • Dải công suất: 0.75 ~ 75kW
  • Được dùng cho: Bơm nước, Quạt, Thang hàng …

>>Có thể bạn quan tâm: Sửa chữa biến tần Vacon

Biến tần Schneider ATV212
Biến tần Schneider ATV212

Bảng mã lỗi và cách sửa biến tần Schneider

 Sau đây là một số lỗi biến tần của một số dòng phổ biến:

Bảng mã lỗi biến tần Schneider ATV12

KÝ HIỆUTHÔNG TIN LỖICÁCH KHẮC PHỤC
OCFQuá dòngKiểm tra thông số cài đặt – động cơ – kết nối motor chokes
SCF1 – SCF3Lỗi ngắn mạch động cơ – Ngắn mạch nối đấtKiểm tra kết nối đến động cơ – kết nối motor chokes
SCF4Lỗi ngắn mạch IGBTLiên hệ bộ phận chăm sóc Schneider Electric
SOFLỗi quá tốc độ– Kiểm tra động cơ, thiết bị hồi tiếp
– Tốc độ chạy vượt quá 10% tốc độ cài đặt của động cơ
– Sử dụng thêm Braking resistor
LFFILỗi mất tín hiệu ngõ vào AIKiểm tra thông số cầu hình ngõ AIKiểm tra nối kết điều khiển
OPF1Mất 1 pha ngõ raKiểm tra kết nối đến động cơ
OPF2Mất 3 pha ngõ ra– Kiểm tra kết nối đến động cơ
– Dòng điện ngõ ra nhỏ hơn 6% dòng định mức
– Tắt lỗi OPL=no
PHFMất pha ngõ đầu vào– Kiểm tra lại nguồn và cầu chì
– Tắt lỗi mất pha ngõ vào IPL=no
SLF1Lỗi truyền thôngKiểm tra lại kết nối truyền thông – thông số cài đặt truyền thông
USFThấp ápKiểm tra chất lượng nguồn – Cài đặt thông số USb
tJFQuá nhiệt IGBT> Kiểm tra công suất đông cơ
> Giảm tần số xung SFr
> Chờ cho IGBT mát lại
OLCXử lý quá tải– Kiểm tra lại thông số cài đặt
– Reset về mặc định nhà máy
Bảng mã và cách sửa lỗi biến tần Schneider ATV12

Bảng mã lỗi biến tần Schneider ATV310

KÝ HIỆUTHÔNG TIN LỖICÁCH KHẮC PHỤC
F010Quá dòng> Kiểm tra thông số cài đặt, số động cơ, motor chokes và kết nối đến động cơ
F018 – F019Ngắn mạch động cơ – Ngắn mạch nối đấtKiểm tra kết nối đến động cơ & motor chokes
F020Ngắn mạch IGBTLiên hệ bộ phận chăm sóc Schneider Electric
F025Quá tốc độ– Kiểm tra động cơ, thiết bị hồi tiếp tốc độ
– Tốc độ chạy vượt quá 10% tốc độ cài đặt của động cơ
– Sử dụng thêm Braking resistor
F033Lỗi mất tín hiệu ngõ vào AIKiểm tra thông số cầu hình ngõ AI, kết nối điều khiển
F014Mất 1 pha ngõ raKiểm tra kết nối đến động cơ
F015Mất 3 pha ngõ ra– Kiểm tra kết nối đến động cơ
– Dòng điện ngõ ra nhỏ hơn 6% dòng định mức
– Tắt lỗi 605=no
F017Mất pha ngõ vào– Kiểm tra lại nguồn và cầu chì
– Tắt lỗi mất pha ngõ vào 606=no
F022Lỗi truyền thông– Kiểm tra lại kết nối truyền thông
– Kiểm tra lại thông số cài đặt truyền thông
F030Thấp ápKiểm tra chất lượng nguồnCài đặt thông số 607
F027Quá nhiệt IGBT– Kiểm tra công suất đông cơ
– Giảm tần số xung 315
– Chờ cho IGBT mát lại
F012Xử lý quá tải– Kiểm tra lại thông số cài đặt
– Reset về mặc định nhà máy
Bảng mã và cách sửa lỗi biến tần Schneider ATV310

Bảng lỗi & cách sửa chữa biến tần Schneider ATV320

KÝ HIỆULỖICÁCH KHẮC PHỤC
OCFQuá dòngKiểm tra thông số cài đặt – động cơ – CLI – kết nối motor
SCF1 – SCF3Ngắn mạch động cơ – Ngắn mạch nối đấtKiểm tra kết nối đến động cơ & motor chokes
SCF4Ngắn mạch IGBTLiên hệ bộ phận chăm sóc Schneider Electric
SOFQuá tốc độ– Kiểm tra động cơ và thông số FqF
– Tốc độ chạy vượt quá 10% tốc độ cài đặt của động cơ
– Sử dụng thêm Braking resistor
– Kiểm tra
LFFILỗi mất tín hiệu ngõ vào AI– Kiểm tra thông số cầu hình ngõ AI và kết nối điều khiển
OPF1Mất 1 pha ngõ raKiểm tra kết nối đến động cơ
OPF2Mất 3 pha ngõ ra– Kiểm tra kết nối đến động cơ
– Dòng điện ngõ ra nhỏ hơn 6% dòng định mức
– Tắt lỗi OPL=no
PHFMất pha ngõ vào– Kiểm tra lại nguồn và cầu chì
– Tắt lỗi mất pha ngõ vào IPL=no
SLF1Lỗi truyền thông– Kiểm tra lại kết nối truyền thông – thông số cài đặt truyền thông.
USFThấp áp– Kiểm tra chất lượng nguồn
– Cài đặt thông số USb
tJFQuá nhiệt IGBT– Kiểm tra công suất đông cơ
– Chờ cho IGBT mát lại
– Giảm tần số xung SFr
OLCXử lý quá tải– Kiểm tra lại thông số cài đặt
– Kiểm tra thông số OLd
– Reset về mặc định nhà máy
PtFLLỗi công tắc nhiệt PTCKiểm tra lại dây kết nối của PTC 
FbELỗi FBKiểm tra chương trình trong FB
SPFLỗi hồi tiếp tốc độKiểm tra kết nối thiết bị hối tiếp Encoder
Bảng lỗi & cách sửa chữa biến tần Schneider ATV320

Dịch vụ sửa chữa biến tần LS tại Tp.HCM

Bảng mã và cách sửa lỗi biến tần Schneider ATV71

KÝ HIỆUTHÔNG TIN LỖICÁCH KHẮC PHỤC
COFDo gián đoạn đường truyền thông– Kiểm tra dây kếtnối truyền thông
– Xem tài liệu hưỡng dẫn chuyên dụng của card truyền thông .
EPF1, EPF2Lỗi EEPROMTùy theo ứng dụng để khắc phục cho hiệu quả.
LFFMất điều khiển 4 –20mAKiểm tra lại dây nối với ngõ đầu vào điều khiển analog
ObFQuá điện áp trong quá trình giảm tốc– Tăng thời gian giảm tốc của biến tần
– Lắp điện trở hãm nếu thấy cần thiết
– Kích hoạt chức năng [Dec ramp adapt] (brA), nếu tương thích với các ứng dụng đang có
OHFBBT bị quá nhiệtKiểm tra Motor, hệ thống thông gió của BBT, môi trường làm việc.
OLFMotor bị quá tải do Bật/ tắt Motor quá nhiều lần trong thời gian ngắn– Kiểm tra lại hệ thống dòng điện bảo vệ nhiệt của Motor (Ith).
– Đợi cho Motor nguội rồi thực hiện khởi động lại thêm một lần nữa
OPF1, OPF2, OPF3Mất 1 pha, 2 pha, 3 pha ngõ ra– Kiểm tra dây kết nối của BBT và Motor.
– Cài đặt thông số [Uotput Phase Loss] (OPL) = [Output cut] (OAC). ( Khi sử dung contactor )
– Kiểm tra trên Motor có công suất nhỏ
– Kiểm tra và tối ưu hóa các thông số sau đây: [Rated motor volt.] (UnS) – [IR compensation] (Ufr),[Rated mot. Current ] (nCr) – thực hiện [Auto tuning] (tUn)
OSFQuá điện áp do điện áp nguồn quá caoKiểm tra nguồn cung cấp.
PHFMất pha nguồn-Kiểm tra kết nối của nguồn
– Tiến hành reset máy
– Sử dụng nguồn 3 pha
– Vô hiệu hóa các chức năng giám sát lỗi này.
ILFLỗi truyền thông bên trong– Kiểm tra môi trường làm việc (các tác nhân từ trường)
– Thay mới card mở rộng.Thay BBT mới
SLF1Lỗi Modbus do gián đoạn truyền thông Modbus – Kiểm tra đường truyền thông.
– Xem tài liệu chuyên dụng của card truyền thông.  
CnFLỗi truyền thông trên card truyền thông.– Kiểm tra môi trường làm việc (các tác nhân từ trường).
– Thay mới card mở rộng.
– Thay mới BBT.
SLF3Lỗi truyền thông với màn hình hiển thị lắp rờiKiểm tra các đầu nối dây 
tJFQuá nhiệt IGBT– Kiểm tra sự tương thích giữa BBT/ Motor/ Tải
– Đợi cho Motor nguội rồi khởi động lại.  
SSF Lỗi do momen vượt quá giới hạn cho phép– Kiểm tra các sự cố cơ khí.
– Kiểm tra thông số
APFLỗi card lập trìnhLiên hệ với đội sửa chữa Schneider BITEK
SLF2Lỗi truyền thông với phần mềm PowerSuiteKiểm tra cáp kết nối lập trình PowerSuite
OtF1 OtF2 OtF3Quá nhiệt đầu dò PTC1, PTC2, PTC3Kiểm tra tải của Motor, đợi cho Motor nguội rồi cho khởi động lại
Bảng mã và cách sửa lỗi biến tần Schneider ATV71

Tham khảo về: Bảng mã lỗi và dịch vụ sửa biến tần GE Fanuc

Quy trình sửa biến tần Schneider

Dưới đây là các bước trong quá trình sửa chữa biến tần với mong muốn đem lại lợi ích cao nhất và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Bước 1: Tiếp nhận biến tần lỗi từ khách hàng, ghi nhận thông tin các lỗi hư hỏng của biến tần

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận, bo mạch và linh kiện, quạt làm mát của biến tần.

Bước 3: Kiểm tra biến tần, đánh giá mức độ hư hỏng thực tế của biến tần

Bước 4: Gửi các báo cáo kỹ thuật, các mức độ hư hỏng và bảng báo giá, thời gian sửa chữa cho khách hàng.

Bước 5: Thực hiện sửa chữa, thay thế linh kiện hư hỏng, tra keo tản nhiệt.

Bước 6: Đo đạc – đánh giá – kiểm tra lại chất lượng biến tần trước khi thử tải.

Bước 7: Cấp nguồn cho biến tần và bắt đầu thử tải

Bước 8: Tiến hành giao hàng tới tận nơi, hỗ trợ kỹ thuật nếu cần, nghiệm thu.

Bước 9: Dán tem bảo hành và lưu trữ thông tin.

Những lý do bạn nên chọn Đại Dương Corp

Đại Dương Corp không chỉ là đại lý phân phối công cụ, thiết bị chính hãng, chất lượng cao, mà ở đây chúng tôi còn mở rộng thêm các dịch vụ sữa chữa các sản phẩm đến với khách hàng, chẳng hạn như sửa chữa các loại biến tần.

Đại Dương Corp cam kết đem đến cho khách hàng

  • Chi phí sửa chữa có giá cả phù hợp, tốt nhất thị trường
  • Linh kiện thay thế cho sản phẩm là chính hãng và mới 100%
  • Hoàn tiền 100% chi phí sửa chữa nếu trong thời gian bảo hành bị hỏng lại
  • Không tráo đổi linh kiện mặc định
  • Được tư vấn dịch vụ hoàn toàn miễn phí
  • Qúa trình làm việc rõ ràng và minh bạch đối với khách hàng

Liên hệ ngay với chúng tôi để có thể sử dụng dịch vụ sửa chữa biến tần Schneider tốt nhất và được tư vấn nhiệt tình nhất

LỜI KẾT

Trên đây là một số thông tin về sửa chữa biến tần Schneider, mong là nó có thể giúp ích đến quý khách hàng. Khi biến tần Schneider của bạn bị lỗi, đừng lo lắng mà hãy liên hệ ngay với Đại Dương Corp của chúng tôi để có dịch vụ sửa chữa tốt nhất. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp ở đây luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.

Một số bài viết liên quan

>> Sửa biến tần Hitachi

>> Sửa chữa biến tần các hãng

>> Nguồn thông tin sản phẩm từ hãng: Schneider Electronic

Logo Dai Duong Corp

Tác Giả: Đại Dương Corp

Đại Dương Corp là nhà phân phối chính thức sản phẩm thiết bị công nghiệp, tự động hóa của các thương hiệu hàng đầu như: AS ONE, TRUSCO, LS, SCHNEIDER, SIEMENS, KTC,…

888406268