Trong đời sống, chúng ta luôn thấy các dòng chữ độ pH trên các bao bì sản phẩm, trong các đoạn quảng cáo,… Vậy bạn có biết độ pH là gì ? cách đo độ pH trong nước như thế nào không ? Nếu chưa hãy xem ngay bài viết này nhé !
Độ pH của nước là gì ?
Độ pH hay đội pH của nước là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của các thành phần hợp chất tan trong nước. Giá trị pH được đo theo các thang điểm từ 0 đến 14, trong đó 7 được xem là điểm trung bình. Các giá trị dưới 7 cho chúng ta thấy độ axit tăng, 0 mức độ axit mạnh nhất. Các giá trị trên 7 điều này cho ta thấy độ kiềm tăng, 14 là mức độ kiềm cao nhất.
Top 9 cách đo độ PH trong nước
Để kiểm soát chất lượng môi trường nước, việc đo độ pH là một điều vô cùng cần thiết. Sau đây là 9 cách đo độ pH trong nước dễ nhất
1. Dùng giấy pH để đo độ pH của nước
Gồm hai phương pháp:
- So sánh màu chuẩn tương ứng với một giá trị pH đã biết với màu của chất chỉ thị nhúng trong dung dịch cần đo.
- Chuẩn bị giấy kiểm tra pH được ngâm trong chất chỉ thị, sau đó nhúng giấy này vào dung dịch cần kiểm tra và so sánh màu của nó với màu trước đó
Tuy phương pháp dùng giấy pH để đo có vẻ đơn giản, nhưng dễ mắc phải sai số cho ra kết quả có độ chính xác không cao. Chúng ta thường có thể gặp một vài sai số như:
- Sai số do sự có mặt của các chất hữu cơ trong dung dịch
- Sai số do nhiệt độ của dung dịch
- Sai số do nồng độ cao của muối trong dung dịch
2. Đo độ pH của nước bằng giấy quỳ tím
Bởi vì sự đơn giản , việc dùng giấy quỳ tím để đo độ pH trong nước được sử dụng cực kỳ phổ biến tuy nhiên kết quả chỉ mang tính chất tương đối. Mục đích của phương pháp này là để thử và nhận biết tính acid, kiềm (base hoặc bazơ) của dung dịch nào đó. Qùy tím hóa đỏ khi dung dịch có tính acid và hóa xanh khi gặp dung dịch có tính base.
Cách để nhận biết độ pH của dung dịch đó là nhúng giấy vào nước. Khi đó quỳ tím sẽ chuyển màu, lúc này so sánh với bảng màu, mỗi một màu sẽ có độ pH khác nhau.
3. Dùng dung dịch đổi màu để đo pH
Dựa vào phản ứng thay đổi màu của các dung dịch mà người ta thường dùng dung dịch này làm phương pháp xác định nồng độ pH trong nước. Dung dịch đổi màu để đo pH trong khoảng pH từ 3 đến 11, thường có 3 loại:
- Dung dịch Methyl Red: dung dịch hóa đỏ khi độ pH <= 4, hóa vàng khi pH từ >=7. Giữa khoảng pH 4 và pH 7, dung dịch đổi màu theo thứ tự từ đỏ sang đỏ cam, cam, và vàng.
- Dung dịch Bromthymol Blue: dung dịch biến thành màu vàng khi pH từ 6 trở xuống và biến thành màu xanh dương ở pH từ 8 trở lên, giữa pH bằng 6 và pH bằng 8 dung dịch sẽ chuyển theo thứ tự từ màu vàng sang vàng xanh, xanh lá cây, sang xanh dương.
- Dung dịch Phenolphthalein: Khi ở pH < 8 (dung dịch có tính acid) sẽ không có màu và sẽ đổi màu đỏ ở pH trên 10 (dung dịch có tính bazơ)
Phương pháp này mặc dù có ưu điểm chi phí đầu tư thấp, nhanh chóng, dễ ứng dụng. Tuy nhiên giống như 2 cách trên, phương pháp này cũng chỉ xác định được kết quả ở mức tương đối.
4. Phương pháp điện cực hydro
Điện cực hydro là tiêu chuẩn trong các phương pháp đo pH. Điện cực hydro được ngâm trong dung dịch kiểm tra và khí hydro được làm bão hòa trên dung dịch.
Để nhận biết độ pH, ta đo thế điện cực giữa điện cực bạch kim và điện cực Bạc Clorua. Thế điện cực này tỷ lệ nghịch với độ pH của dung dịch. Từ đó thu được giá trị độ pH.
Phương pháp này mang lại độ chính xác cao.Tuy nhiên, do sự phức tạp và chi phí cao, với sự bất tiện khi thao tác với khí hydro và sự ảnh hưởng lớn bởi các chất có tính ô xy hóa hay tính khử cao có mặt trong dung dịch kiểm tra mà ít được sử dụng.
5. Sử dụng điện cực quihydron
Khi ta cho quinhydron vào dung dịch cần đo, quihydron được phân tích ra thành hydroquinon (C6H4(OH)2) và quinon (C6H4O2) với tỷ lệ 1:1.
Hiểu được sự hòa tan của quinon thay đổi theo pH của dung dịch, người ta có thể đo pH bằng cách xác định điện thế giữa điện cực so sánh và điện cực phủ bạch kim.
Bởi không áp dụng được khi dung dịch có độ pH cao hơn 8 hoặc 9, hay trong dung dịch có các chất có tính oxi hóa, tính khử nên việc sử dụng điện cực quihydron ít được sử dụng hơn so với các phương pháp khác.
6. Sử dụng điện cực antimon
Việc sử dụng phương pháp điện cực antimon cực kỳ dễ dàng. Chỉ cần nhúng đầu thanh antimon được đánh bóng và một điện cực so sánh vào trong dung dịch cần kiểm tra, và đo pH từ sự chênh lệch điện thế giữa chúng.
Tuy nhiên, phương này cũng có nhược điểm, kết quả của nó phụ thuộc nhiều vào độ bóng của điện cực.
7. Sử dụng điện cực thủy tinh
Phương pháp này sử dụng hai điện cực, một điện cực thủy tinh và một điện cực so sánh, đo điện thế giữa chúng để xác định được độ pH.
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và mọi lĩnh vực. Bởi ưu điểm của phương pháp này là thế điện cực rất nhanh đạt đến trạng thái cân bằng và thể hiện khả năng lặp lại cao.
Bên cạnh đó sự có mặt của các chất ôxy hóa và chất khử cũng rất ít bị tác động đến kết quả đo.
8. Sử dụng cảm biến bán dẫn
Được ra đời từ những năm 1970, cảm biến bán dẫn pH thay thế cho điện cực thủy tinh bằng một chip bán dẫn.
Cảm biến bán dẫn có độ bền va đập cao và dễ dàng thu nhỏ lại cho phép sử dụng một lượng mẫu bé hơn và có thể thực hiện đo trong các không gian rất nhỏ và trên một bề mặt rắn.
Chính vì thế phương pháp này được sử dụng nhiều trong ngành sinh học và dược phẩm.
9. Dùng máy đo độ PH
Dùng máy đo độ pH là phương pháp cho ra kết quả nhanh, chính xác nhất. Kèm với công nghệ hiện đại và các tính năng hữu dụng, dễ dàng sử dụng của máy, phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực.
Hiện nay có 3 loại máy đo pH phổ biến
- Máy đo pH cầm tay: Theo như tên, máy được thiết kế nhỏ gọn người dùng có thể linh hoạt trong mọi thao tác.
- Máy đo pH để bàn: thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm,có khả năng tự động bù nhiệt, tự động hiệu chuẩn và đo được nhiều thông số.
- Bút đo độ pH: Có kích thước nhỏ gọn, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than,có khả năng nổi lên trên mặt nước, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng.
Tham khảo thêm về máy đo độ PH của hãng AS ONE PH-22B
Ảnh hưởng của độ PH đối với sức khỏe
Độ pH ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể. Sự chênh lệch của pH trong nước uống so với độ pH tiêu chuẩn của cơ thể tác động đáng kể đến cân bằng nội môi hoặc trạng thái cân bằng ổn định của cơ thể.
Mức độ pH, giống như nhiệt độ, nếu đi quá xa so với giá trị trung bình có thể làm gây hại đến cơ thể.
Vì cơ thể hàng ngày luôn nạp một lượng nước uống đáng kể, nên độ pH của nước uống luôn có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe.
Các vấn đề sức khỏe thường là kết quả của pH quá thấp (có tính axit):
- Vấn đề da liễu
- Bệnh trĩ
- Đau đầu mãn tính
- Loét dạ dày
- Viêm dạ dày
- Bệnh thấp khớp
- Bệnh Gout
- Da dầu
- Mòn men răng, ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa
Các vấn đề sức khỏe thường là kết quả của độ pH (độ kiềm) quá cao:
- Sỏi thận, sỏi mật
- Bệnh chàm
- Viêm bàng quang mãn tính
- Táo bón
- Lượng Cholesterol cao
- Da khô
Để có một sức khỏe tốt, chúng ta cần: Uống nhiều nước có độ pH từ 6,8 đến 7,2 (trung tính). Uống trà và cà phê có điều độ. Hạn chế uống nhiều cola, nước suối khoáng
Độ pH của một số dung dịch phổ biến
Mỗi chất đều tồn tại một độ pH nhất định
Độ pH của nước
Dung dịch phổ biến nhất là nước, trái đất có đến ¾ là đại dương
Nước có nhiều loại như nước ngọt, nước mặn, nước phèn. Và độ pH quyết định đến vị ngọt của nước. Mỗi loại nước lại chứa một độ pH riêng như
- Độ pH của nước tinh khiết bằng 7
- Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạtn trong khoảng 6,0 – 8,5 và độ pH nước dùng để ăn uống là 6,5 – 8,5.
Độ pH của đất
Ở Việt Nam tùy vào địa hình mà có nhiều loại đất khác nhau:
- Đất kiềm có độ pH = 7, thường xuất hiện phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Đặc điểm của đất kiềm là ít chất dinh dưỡng, không thích hợp để trồng trọt các loại cây nông nghiệp.
- Đất trung tính có độ pH = 7, thích hợp để trồng các cây nhiệt đới đặc biệt là lúa nước.
- Đất chua có độ pH < 7, cây trồng chỉ thích hợp phát triển với đất có độ pH từ 4 đến 7. Nếu pH < 4 là loại đất phèn, cây trồng khó sinh sống.
Độ pH của axit
Trong thang đo pH, axit có độ pH nằm trong khoảng từ 0 đến 7. Những aixt phổ biến thường gặp trong phòng thí nghiệm là HCL, H2SO4.
Độ pH của sửa rửa mặt
Độ pH ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của sữa rửa mặt. Trong thành phần sửa rửa mặt có chứa lưu huỳnh (S) thường tồn tại dưới dạng hợp chất axit. Để tốt cho da mặt, nồng độ pH trong sữa rửa mặt phải nhỏ hơn 7 và phù hợp nhất là pH từ 6 đến 6.5.
Độ pH của nước tiểu
Mỗi người có nồng độ pH trong nước tiểu khác nhau. Để xác định các loại bệnh như sỏi thận, bệnh viêm dạ dày, đái tháo đường,… thì việc kiểm tra nồng độ pH cực kỳ quan trọng
Độ pH trong nước tiểu của một người trưởng thành thường nằm trong khoảng 4,6 đến 8.
Độ pH của ba zơ
Bazơ hay còn gọi là kiềm có độ pH từ 8 – 14, những chất hóa học mang tính bazơ phổ biến thường gặp là NaOH, KOH…
Độ pH của máu
Độ pH của máu chảy qua tĩnh mạch thường nằm giữa 7,35 đến 7,45. Chỉ bằng một phần mười đơn vị pp khi vượt quá phạm vi này đều có thể gây tử vong.
Lời kết
Bài viết trên đây mang tính chất cung cấp các thông tin chi tiết về cách đo độ pH trong nước đơn giản nhất. Hi vọng rằng bạn có thể áp dụng các hướng dẫn của chúng tôi để có kết quả tối ưu nhất.
Bạn có quan tâm đến
>> Cách làm giảm độ PH trong nước đơn giản tại nhà
Tác Giả: Đại Dương Corp
Đại Dương Corp là nhà phân phối chính thức sản phẩm thiết bị công nghiệp, tự động hóa của các thương hiệu hàng đầu như: AS ONE, TRUSCO, LS, SCHNEIDER, SIEMENS, KTC,…
888406268