Theo như nghiên cứu của Đại Dương dựa vào các tài liệu mà Google cung cấp, thì hiện nay có rất nhiều người dùng tìm kiếm thông tin về cảm biến quang. Có người muốn biết cảm biến quang là gì ? Người kia lại muốn tìm hiểu cấu tạo và ứng nhưng nhiều nhất vẫn là từ khóa các loại cảm biến quang. Và hôm nay, sau khi tôi biết được những băn khoăn đó thì không lẽ nào lại không chia sẻ đến các bạn những điều bạn đang cần. Tìm hiểu ngay nhé !
Cảm biến quang là gì ?
Đương nhiên, ở đây đã có rất nhiều người biết về định nghĩa của loại cảm biến này. Nhưng tôi vẫn xin phép được chia sẻ đến những người đang băn khoăn về điều này.
Cảm biến quang ( Photoelectric Sensors ) chính là một loại thiết bị dược dùng để đo khoảng cách của một vật thể xác định hoặc không xác định dựa vào một bộ ánh xác hồng ngoại và bộ thu quang điện. Bạn sẽ thường bắt gặp những loại cảm biến này ở trong ngành sản xuất công nghiệp.
Đặc biệt là trong ngành tự động hóa, đây được xem như là dòng thiết bị không thể nào thiếu được.
Cấu tạo chính của một bộ cảm biến quang bao gồm 3 phần chính: Phát sáng – thu sáng và mạch xử lý tín hiệu ở đầu ra. Trong đó bộ thu sáng còn có tên gọi quen thuộc khác là Tranzito. Bộ phát sáng là các loại đèn LED thông dung và cuối cùng phần xử lý tín hiệu sẽ là Analouge.
Ứng dụng của các loại cảm biến quang
Một số ứng dụng phổ biến nhất của các loại cảm biến quang mà bạn có thể chưa biết đến
- Sử dụng để phát hiện người, vật trong thang máy, cửa tự động…
- Xác định độ cao của mực nước…
- Đếm số lượng hàng hóa
- Bật tắt nước
Tham khảo thêm bài viết: Cảm biến đo nhiệt độ và cấu tạo của chúng
Nguyên lý làm việc các loại cảm biến quang
Tùy vào từng trạng thái có vật hay không có vật cản mà cảm biến sẽ có cách thức hoạt động khác nhau. Cụ thể bạn có thể hiêu như sau:
- Đối với trường hợp không vật cản: Bộ phát sáng sẽ có nhiệm vụ phát ra ánh sáng dưới dạng xung, nếu không có vật nào che khuất phần ánh sáng này thì bộ phận thu sáng sẽ nhận tín hiệu từ bộ phát sáng, sau đó đưa về bộ xử lý để chuyển đổi thành các hành động dựa theo yêu cầu.
- Đối với trường hợp có vật cản: Cũng tương tự như trên, bộ phát sẽ tạo ra ánh sáng để bộ thu sẽ nhận, nhưng do có vật cản sẽ cản trở lại việc tiếp nhận tín hiệu do đó bộ thu sẽ gửi về thiết bị xử lý thông tin trống ( không có ánh sáng ) tại đây thiết bị xử lý sẽ hiểu được là đang có vật cản và chuyển đổi thành hành động dựa theo thiết kế.
Ví dụ cửa thang máy.
Khi cửa mở, bộ phát sáng sẽ tạo ra một tia sáng để bộ thụ nhận tín hiệu. Trong trường hợp bạn dùng tay che ánh sáng này, thì bộ xử lý sẽ hiểu là đang có vật cản và cửa sẽ tiếp tục mở. Khi bạn thu tay lại, thì bộ thu ánh sáng nhận được tín hiệu và cho phép đóng cửa lại.
Các loại cảm biến quang phổ biến
Dưới đây, Đại Dương sẽ chia sẻ đến các bạn Top 5 loại cảm biến quang thông dụng nhất.
1. Cảm biến quang thu phát động lập
Loại cảm biến này trong tiếng anh còn có tên gọi là Through Beam. Với một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Có độ tin cậy và chính xác cao.
- Khoảng cách phát hiện tín hiệu lớn: Khoảng 60m
- Không bị ảnh hưởng bởi màu sắc hay phần bề mặt của vật cản.
2. Cảm biến quang thu phát chung – phản xạ qua gương.
Nói chung thì dòng cảm biến này cũng không có điểm gì đặc biệt so với thiết bị ở trên. Điểm khác biệt nhiều nhất chính là ở khoảng cách. Cụ thể bạn đọc thêm ở dưới đây nhé:
- Sản phẩm có độ chính xác cực cao
- Số lượng dây dẫn giảm, khoảng cách phát hiện ngắn 15m
- Có khả năng phật biệt được các loại vật có độ trong suốt, độ mờ hay độ bóng cao.
3. Bộ cảm biến quang khuếch tán
Tên khoa học trong tiếng anh là Diffuse Replective. Là một loại thiết bị đơn giản, dễ dàng vận hành và sử dụng. Sử dụng phổ biến trong một số lĩnh vực dân dụng. Một số đặc điểm nổi bật của thiết bị như:
- Dễ dàng lắp đặt, sửa chữa.
- Khoảng cách phát hiện khoảng 2m
- Thiết bị dễ bị ảnh hưởng bờ phần về mặt, màu sắc của vật cản.
4. Cảm biến quang phản xạ giới hạn
- Chỉ có khả năng phát hiện được vật ở trọng một vùng giới hạn cho trước.
- Không bị ảnh hưởng bờ màu sắc của nền phía sau vùng cảm biến.
- Được dùng phổ biến cho một số trường hợp cần phải triệt tiêu nền.
5. Cảm biến quang màu sắc
Là dòng sản phẩm có thể phân biệt được các dải màu khác nhau. Dựa vào điểm đặc biệt này nên nó được dùng rất nhiều trong các nhà máy sản xuất để phân loại trái cây, thực phẩm… Ngoài ra nó còn có một số đặc điểm khác như:
- Độ chính xác cao
- Dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
- Có chức năng điều chỉnh phân biệt màu sắc theo yêu cầu.
Kết luận về các loại cảm biến quang
Bằng các kinh nghiệm của mình, Đại Dương đã chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin chi tiết nhất liên quan đến các loại cảm biến quang. Cùng với đó là các nội dụng như định nghĩa, cấu tạ, ứng dụng và nguyên lý hoạt động của cảm biến.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin khác, hay liên hệ ngay đến Đại Dương để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.
Một số bài viết cùng chủ đề bạn có thể muốn xem thêm
>> Các loại cảm biến phổ thông nhất hiện nay | Đặc điểm của từng loại
>> Cảm biến áp suất là gì ? Các loại cảm biến áp suất thường gặp
>> Cảm biến không khí ? Các loại máy đo tốt nhất
Nguồn tham khảo thêm thông tin về cảm biến quang – Photodetector wikipedia