Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng nghe đến tên điện trở cách điện, những người làm trong các ngành liên quan đến các thiết bị điện tử thì càng biết hơn nữa. Vậy? Các bạn có đang hiểu rõ về chúng hay không? Những thông tin về khái niệm, phân loại, nguyên lý, … Hôm nay, Đại Dương Corp sẽ cung cấp thông tin cho bạn về chúng, tham khảo bài viết dưới nhé!
Điện trở cách điện là gì ?
Đây chính là thông số được đo để biết được mức độ an toàn của máy móc. Thông số sẽ được đo lấy số liệu giữa vỏ động cơ và hai đầu ra sử dụng.
Thông số điện trở càng lớn, thì mức độ an toàn khi sử dụng động cơ càng cao.
Dụng cụ dùng để đo thông số này đòi hỏi phải là dụng cụ đo chuyên dụng, với độ chính xác cực kỳ, cực kỳ cao. Người ta thường hay gọi là đó là Megomet với điện áp đầu ra là 500V hoặc 1000V.
Nhìn vào thông số cách điện chúng ta có thể đánh giá được tình trạng của các thiết bị điện. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể biết được sự thay đổi dòng điện theo thời gian.
Trước tiên, để có thể xác định được điện trở của một động cơ thiết bị, bạn cần phải biết được các thông số của các bộ phận như: dây quấn kích từ, toàn bộ dây quấn Stato, …
Ứng dụng đồng hồ đo điện trở
- Được dùng để đo đạc các giá trị cũng như đánh giá, kiểm tra điện và các thiết bị điện
- Giúp ích trong công tác sửa chữa, bảo trì, …
- Giúp hỗ trợ đánh giá các công trình các sản phẩm nghiệm thu, các cài đặt, …
Ngoài ra, nó còn tích hợp nhiều chức năng khác thực hiện công việc như một máy đo đa năng.
Tiêu chuẩn điện trở cách điện thiết bị
Đại Dương gửi đến bạn các tiêu chuẩn thường gặp khi kiểm tra điện trở của một số thiết bị mà bạn nên biết. Về cơ bản sẽ dựa theo TCVN 6748-1 được ban kỹ thuật quốc gia TCVN/TC/E3 biên soạn. Tổng cục tiêu chuẩn về Đo Lường Chất Lượng đề nghị cùng với đó là Bộ Khoa Học và Công Nghệ công bố.
Các quy định về điện áp đo
- Điện áp định mức U TB < 600V > Áp đo = 500 V DC
- Điện áp định mức U TB = 600V – 7000V > Áp đo = 1000V DC
- Điện áp định mức U TB > 7000 V > Áp đo = 2500 VDC
Tiêu chuẩn điện trở của một số thiết bị điện
- Máy phát điện: theo TCVN 4747-89 ở điện áp 400V trạng thái nguội là 200 MΩ, lúc nóng là 5 MΩ. ( Tương tự thì 6300V là 40MΩ và 7MΩ, 10500V là 50MΩ và 11MΩ )
- MBA lực: Dựa vào bảng 2-23-3 QCVN QDT 5:2009/BCT và QTVH SC MBA của EVN số 623DVN/KTND.
- TU ( máy biến áp ): Dựa theo tiêu chuẩn QCVN QTD-5:2008/BCT, TCVN7697-2:2007/IEC60044-2 : 2003.
- Máy biến dòng điên: Tiêu chuẩn QCVN QTĐ-5:2008/BCT và TCVN5928 1995; DLVN 18 : 199
>> Ngoài ra dựa vào từng sản phẩm khác sẽ có từng tiêu chuẩn riêng. Do đó, khi bạn tiến hành kiểm tra điện trở cách điện nên tham khảo kỹ để tránh các trường hợp rủi ro xảy ra.
Các phương pháp đo điện trở
Để có thể đo điện trở cách điện của động cơ cần phải tuân thủ các bước thực hiện hết sức cẩn thận và nghiêm ngặt.
Phải luôn đảm bảo được độ an toàn cho bản thân cũng như thực hiện công tác bảo hộ trước khi tiến hành công việc.
Tiến hành đo điện trở, chúng ta có 2 phương pháp đo đó là đo trực tiếp và đo gián tiếp.
1. Đo trực tiếp
Phương pháp đo trực tiếp được sử dụng với đồng hồ Megomet để đo giá trị của điện trở, sử dụng đơn giản và chính xác cao.
2. Đo gián tiếp
Để có thể đo điện trở, ngoài việc sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng thì chúng ta có thể sử dụng Vôn kế và Ampe kế để đo dòng điện tại một số mức điện áp: 500V, 2500V, 5000V. Chúng ta có thể sử dụng công thức:
Rcđ = Uđ/ Irò
Với:
- Rcđ: điện trở cách điện (đơn vị: MΩ)
- Uđ: Mức điện áp một chiều đặt vào cách điện (đơn vị: V)
- Irò: Dòng điện rò đo đạc được (đơn vị: A)
Hướng dẫn các bước đo điện trở cách điện
Bước 1: Đảm bảo an toàn
Đầu tiên cần phải tiến hành các công việc đảm bảo an toàn điện, ngắt kết nối điện, mang đồ bảo hộ, …
Bước 2: Kiểm tra các thiết bị cần đo
Kiểm tra các thiết bị cần đo về số lượng cũng như các lỗi hư hỏng, … kiểm tra các mức điện áp sau đó lựa chọn ra mức điện áp phù hợp.
Bước 3: Chuẩn bị trước khi đo đạc
Xác định vị trí kết nối giữa đồng hồ đo và thiết bị cần đo. Gắn một đầu của đồng hồ đo với vỏ động cơ điện dòng AC và đầu còn lại thì gắn với công tắc nguồn, sau đó tiến hành đo.
Khi sử dụng đồng hồ megomet cần phải đảm bảo các thiết bị đã ngắt kết nối với các nguồn và phải có các vật liệu cách điện đi kèm.
Bước 4: Ghi lại kết quả
Kiểm tra đo đạc và ghi lại kết quả hiển thị phục vụ cho công tác sửa chữa, bảo trì.
Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo
Đầu tiên, ngắt nguồn điện cung cấp cho thiết bị cũng như phần nối với đất. Mọi hoạt động liên quan đến điện cần phải đảm bảo an toàn cho con người là trên hết
Để đảm bảo kết quả hiển thị đưa ra là chính xác thì tốt nhất chúng ta nên vệ sinh thật sạch sẽ bề mặt của các vật cách điện bên ngoài của thiết bị cần đo.
Một việc không thể thiếu đó là kiểm tra xem dây nối giữa đồng hồ đo và nguồn có chính xác không, đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kỹ thuật không?
Một số loại đồng hồ kiểm tra cách điện
Đồng hồ đo điện trở Kyoritsu 3022
Là đồng hồ đo với phạm vi dải điện rộng, độ chính xác và tiêu chuẩn áp dụng phù hợp. Ngoài ra, nó còn thực hiện các chức năng kiểm tra đo dòng điện áp, kiểm tra điện trở, ….
Kyoritsu 3022 thường được sử dụng tại các công trường làm việc, trong gia đình, các trung tâm thương mại. Được thiết kế với độ bền cao, chịu lực tương đối tốt, chống va đập cũng như hư hỏng
Đồng hồ đo điện trở vạn năng Hioki IR4056-21
Là sản phẩm đồng hồ đo với thiết kế giúp kiểm tra, đánh giá độ cách điện của các thiết bị cũng như đảm bảo độ an toàn trong sử dụng.
Ngoài ra, dòng đồng hồ này còn mang đến những chức năng hữu ích khác như: so sánh thông báo một cách tự động, đèn LED chiếu sáng, chức năng bảo vệ khi dòng điện quá tải 600VAC
Hioki IR4056-21 được sử dụng phổ biến trong việc xác định chỉ số giá trị cách điện, nhằm phục vụ công tác kiểm tra qua đó có thể đưa ra hướng khắc phục và xử lý tốt nhất các ảnh hưởng liên quan đến hệ thống hay thiết bị.
Lời kết
Với những thông tin chia sẻ của Đại Dương Corp thông qua bài viết trên, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều điều bổ ích về điện trở cách điện, hướng dẫn đo cũng như các loại đồng hồ đo phổ biến hiện nay.
Một số bài viết tham khảo
>> Thiết bị tự động hóa | Các loại thiết bị không thể thiếu