Đối với những kỹ sư hay nhân viên máy móc chắc hẳn đều sẽ biết đến một loại thiết bị đo lường với danh hiệu thước đo chính xác, đó chính là thước đo Panme. Nhưng để sử dụng chúng ta cần phải biết nhiều khái niệm xung quanh nó, chẳng hạn như khái niệm, cấu tạo, cách đọc thước Panme, … Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả thông tin mà bạn cần
Thước Panme là gì ?
Thước đo Panme là một thiết bị đo lường chính xác, dùng để đo khoảng cách rất nhỏ đối với các đường kính ngoài, đường kính trong, độ sâu của các trục các khe.
Chúng thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành như cơ khí, gỗ, chế tạo nhộm, kính, … Tùy theo công dụng và kích thước, Panme sẽ có nhiều loại khác nhau với cách sử dụng và cách đọc đơn giản hơn nhiều so với các dụng cụ đo lường khác.
Cấu tạo của thước Panme
Thước Panme có cấu tạo đơn giản với các bộ phận cơ bản sau:
- Thân thước chính
- Thân thước phụ
- Tay xoay
- Mỏ đo
- Vít hãm
- Tay cầm
Ngoài ra, để phù hợp với công dụng theo từng yêu cầu sẽ có thay đổi, ví dụ, đối với Panme điện tử sẽ có thêm màn hình LCD hiển thị kết quả.
Phân loại thước Panme
Có rất nhiều cách để phân loại thước Panme nhưng chủ yếu chúng được phân loại dựa theo 3 tiêu chí chính đó là theo công dụng, theo khoảng cách ren và theo cách hiển thị
Theo công dụng
- Thước đo kích thước ngoài: dùng để đo kích thước hoặc đường kính ngoài của vật.
- Thước đo trong: dùng để đo kích thước hoặc đường kính các khe, các lỗ của vật.
- Thước đo độ sâu: dùng để đo chiều sâu khe, lỗ của các vật.
Theo khoảng cách ren
- Trục ren có bước ren chia 1mm: thang chia vòng chia thành 100 phần. Với sự phân chia này giúp người dùng dễ đọc kết quả nhưng thân thước lớn, nặng và thô hơn.
- Trục ren có bước ren chia 0.5 mm: thang chia vòng chia thành 50 phần
Theo cách hiển thị
- Thước đo điện tử: cho kết quả hiển thị trên màn hình điện tử.
- Thước đo cơ khí: cho kết quả hiển thị trên thước bằng các vạch số chia sẵn.
Cách sử dụng thước đo
Đầu tiên, mở lỏng vít hãm, vặn nút vặn để mỏ đo điều chỉnh kích thước lớn hơn kích thước của vật cần đo.
Đặt đầu đo cố định vào chi tiết đo, vặn nút để kích thước mỏ đo thay đổi đến khi tiếp xúc với vật cần đo.
Đọc kết quả đo được trực tiếp hoặc vặn núm siết chặt vít kẹp để vít kẹp cố định sau đó lấy thước ra khỏi vật và đọc kết quả.
Cách đọc thước Panme
Gía trị kích thước đo sẽ phụ thuộc vào kích thước chính bên trái của thân thước chính, gọi là giá trị phần nguyên của thước (A). Cùng với đó phụ thuộc vào số thứ tự trên ống động trùng với đường chia chuẩn cố định trên ống, lấy giá trị này nhân với độ chính xác của Panme sẽ ra giá trị phần lẻ của thước (C)
Ta có công thức:
L = A + B + C
Trong đó:
- L: Kích thước chi tiêt đo.
- A: Phần nguyên của thước
- B: giá trị phần thập phân xác định dựa vào mép ống quay đã qua vạch 0,5mm hay chưa.
- C: Phần lẻ của thước nhân với 0,01mm
Ứng dụng và cách bảo quản thước
Ứng dụng
- Loại thước này thường được dùng để đo kích thước của các vật yêu cầu khả năng đo chính xác cao với phạm vi rộng, …
- Dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, chiều sâu của các trục khuỷu, đĩa, xi lanh, khoan hay piton, …
- Đo với độ chính xác cực kỳ cao dù vật đo có kích thước nhỏ.
Cách bảo quản thước Panme
- Không dùng để đo các mặt vật thô, bẩn
- Vệ sinh sạch thước trước khi đo
- Không sử dụng thước đo khi vật đang quay
- Không ép quá mạnh 2 mỏ đo vào vật
- Hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật rồi đọc kết quả
- Khi đo xong cần phải đặt vào lại trong hộp, không để chồng lên các dụng cụ khác.
Lời kết
Bài viết đã cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin liên quan đến thước đo Panme, mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm và sử dụng sản phẩm. Tìm hiểu kĩ về cách sử dụng cũng như cách đọc thước Panme để công việc đo lường trở nên hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm về một số lĩnh vực khác !
>> Hướng dẫn cách đọc thước kẹp cơ khí