Độ pH là một từ ngữ được rất nhiều người nhắc đến, vậy các bạn đã biết gì về nó? Độ pH là gì? Độ pH có ảnh hưởng gì đến chúng ta hay không? Làm sao để đo độ pH trong nước? Cách làm giảm độ pH trong nước được thực hiện như thế nào? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Độ pH là gì ?
Theo Wikipedia, pH là chỉ số được dùng để đo mức độ hoạt động của các loại ion H+ trong môi trường dung dịch thông qua sự tác động của 1 hằng số điện ly.
Tất cả các dung dịch dạng chất lỏng đều có một độ pH riêng và nó ảnh hưởng đến mức độ có hại hay có lợi của dung dịch.
Một số ví dụ về độ pH trong nước
Độ pH trong nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt gồm nhiều nguồn khác nhau chẳng hạn như nước mưa, nước ngầm, nước suối, … đã được xử lý để đưa vào sinh hoạt thông qua các tiêu chuẩn của Bộ Y Tế đưa ra.
Độ pH thường có trong nước sinh hoạt khoảng 7.5
Độ pH trong nước uống đóng chai
Độ pH trong nước đóng chai phải đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y Tế (qcvn 6-1:2010/byt) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con người.
Độ pH trong nước đóng chai nằm trong khoảng 6.5 đến 7.5
Độ pH trong nước của máy lọc RO
Máy lọc RO là loại máy lọc khá phổ biến ở nước ta, hầu hết trong mỗi gia đình hiện nay đều có.
Nước được lọc từ máy lọc RO có độ pH nằm trong khoảng từ 5 đến 7
Độ pH trong nước uống có tính kiềm
Nước kiềm là một cái tên ngày càng quen thuộc và trở thành một sự lựa chọn nước uống khá phổ biến hiện nay.
Nước kiềm được tạo ra từ các loại máy lọc nước với độ pH nằm trong khoảng từ 8 đến 9.
Với độ pH có trong nước vừa phải, điều này không chỉ giúp duy trì được độ pH tốt nhất bên trong cơ thể mà bên cạnh đó còn làm giảm quá trình lão hóa. Từ đó, con người có thể phòng ngừa được một số bệnh như ung thư, …
Cách đo độ pH trong nước
Sử dụng chất chỉ thị màu
Phương pháp này về cơ bản sẽ được chia thành 2 phương pháp nhỏ:
Phương pháp 1: So sánh màu chuẩn của một mẫu với giá trị pH đã biết trước với màu của chất chỉ thị mà mình sử dụng để đo đã nhúng trong dung dịch.
Phương pháp 2: Dùng giấy đã ngâm trong chất chỉ thị nhúng vào dung dịch cần kiểm tra. Sau đó so sánh màu của nó với màu chuẩn ban đầu. Đây là một phương pháp đơn giản hơn nhưng độ chính xác không cao.
Đo độ pH bằng giấy quỳ tím
Đây là phương pháp được sử dụng rất nhiều, vì thực hiện rất đơn giản và dễ dàng.
Chỉ cần cho dung dịch vào giấy quỳ tím sau đó theo dõi các hiện tượng đổi màu của giấy thì chúng ta sẽ biết được độ pH trong nước đang ở loại nào.
Nếu giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, thì dung dịch có tính axit.
Nếu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh, thì dung dịch có tính bazơ.
Chúng ta có thể dựa vào bảng màu để nhận biết độ pH thông qua sự thay đổi màu sắc của quỳ tím. Kết quả của phương pháp này chỉ có tính tương đối khi sử dụng.
Máy đo độ pH
Để xác định được độ pH một cách chính xác và thuận tiện hơn. Con người đã sáng chế ra máy đo độ pH.
Đây là sản phẩm đo nồng độ pH nhanh và hiệu quả nhất, với độ chính xác cao cùng thời gian đo đạc nhanh chóng.
Được thiết kế nhỏ gọn, vừa tay cầm nên giúp chúng ta dễ dàng sử dụng cũng như lưu trữ, bảo quản.
Máy được sử dụng rộng rãi, có thể đo được các mẫu dạng khó.
Việc kiểm tra chất lượng máy dễ dàng bằng cách dùng dung dung dịch chuẩn để hiệu chuẩn.
Bút đo nồng độ pH
Bút đo độ pH được chia thành 2 loại:
Bút đo độ pH đất: được dùng để đo độ pH của các loại đất khác nhau. Giups ích trong việc lựa chọn loại cây trồng thích hợp với loại đất.
Bút đo độ pH nước: dùng để đo độ pH của các dung dịch. Bút có một đầu dò, khi muốn đo độ pH chúng ta chỉ cần nhúng đầu dò vào trong dung dịch. Sau đó chờ kết quả.
Độ pH trong nước có ảnh hưởng như thế nào?
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Theo quy định về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y Tế yêu cầu thì độ pH của nước phải đảm bảo nằm trong khoảng 6 đến 8.5.
Tuy nhiên theo khuyến cáo, nếu uống nước có độ pH thấp hơn 7 thì có hại cho sức khỏe con người vì trong nước còn có tính axit có thể gây bào mòn các kim cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu độ pH quá thấp, đồng nghĩa với với nước mang tính axit, sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như sau: Viêm thậm chí là loét dạ dày, bệnh liên quan đến khớp, các bệnh về da, da dầu, bệnh trĩ, …
Nếu độ pH quá thấp, đồng nghĩa với với nước mang tính bazo, sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như: Sỏi thận, viêm bàng quang mãn tính, nồng độ Cholesterol cao, táo bón, …
Ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước
Độ pH trong nước có ảnh hưởng lớn đến các sinh vật sống trong chúng.
Độ pH thích hợp trong ngày không nên biến động quá 0.5. Nếu độ biến động quá lớn thì sẽ làm cho tôm, cá bị sốc và trở nên bỏ ăn.
Nếu độ pH cao hoặc thấp kéo dài sẽ làm cho tôm chậm phát triển, dễ còi cọc và nhiễm bệnh. Độ pH thích hợp cho tôm sú nằm khoảng 7.8 đến 8.5
Cách làm giảm độ pH trong nước
Độ pH cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, vì vậy chúng ta cần phải đảm bảo được độ pH cân bằng. Sau đây là một số cách giúp làm giảm độ pH trong nước.
Sử dụng nước mưa
Đây là phương pháp khá tự nhiên. Trong nước mưa có hàm lượng axit nhỏ với độ pH chỉ khoảng 4 tới 5 độ.
Bên cạnh đó, nước mưa hoàn toàn tự nhiên và có ít tạp chất, khá an toàn để sử dụng.
Sử dụng nước mưa để pha vào nguồn nước đang có độ pH cao sẽ giúp làm giảm độ pH trong nước.
Sử dụng hóa phẩm
Các nhà sản xuất đã sản xuất ra một số loại dung dịch được dùng để giảm độ pH.
Hiện nay các loại dung dịch này được bán rất phổ biến tại các cửa hàng cá cảnh hoặc các nơi dùng để xử lý nước thải công nghiệp.
Lời kết
Tham khảo cách làm giảm độ pH trong nước cùng những khái niệm xung quanh độ pH ở bài viết trên. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn.
Một số bài viết dành cho bạn
>>> Top 9 cách đo độ pH trong nước đơn giản, hiệu quả