Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến đo mức nước khác nhau có thể kể đến một số thông dụng như: cảm biến siêu âm dạng điện cực, cảm biến dạng phao, dạng điện dung, dạng áp suất tuyến tính…. Và nhiều nhóm cảm biến khác. Để hiểu sâu hơn về các dòng sản phẩm này, bạn hãy tham khảo tiếp nội dung ở dưới đây nhé !
Cảm biến mức nước là gì ?
Dù là cảm biến mức nước hay bất kỳ loại cảm biến mức nào chúng đều là những thiết bị có khả năng xác định mực chất lỏng, cụ thể trong trường hợp này chính là nước.
Tín hiệu đầu ra mỗi loại sẽ khác nhau, chẳng hạn như các thiết bị ở dạng analog sẽ là từ 4 – 20mA và dạng cảm biến ON/OFF sẽ là PNP.
Các loại cảm biến đo mức đều hoạt động dựa vào nguyên lý phát sóng/phản xạ. Các loại sóng mà chúng ta sử dụng ở đây chính là sóng siêu âm và rada.
Nguyên lý hoạt động cảm biến mức nước
Để có thể xác định được chiều cao của mực nước ta có thể hiểu như sau. Khi cảm biến được lắp đặt, nó sẽ phát ra một chùm sóng xuống phần bề mặt của nước. Chỉ cần các chùm sáng này chạm vào bệ mặt nước nó sẽ ngay lập tức phản xạ lại tín hiệu cho đầu thu sóng, để đưa và bộ xử lý dữ liệu. Bộ điều khiển, xử lý này sẽ có trách nhiệm phân tích vận tốc, thời gian để xác định quãng đường từ cảm biến đến mặt nước. Từ đó ta có thể tính được chiều cao hiện tại của mức nước trong bồn chứa là bao nhiêu.
À ! Dành cho những ai chưa biết thì ta tính bằng cách: Lấy tổng chiều cao của bồn – chiều cao từ cảm biến đến bề mặt nước = chiều cào mức nước cần tìm.
Các loại cảm biến mức nước công nghiệp, dân dụng
Dù là trong công nghiệp, hay dân dụng thì hiện tại đều sử dụng 5 loại cảm biến phổ thông nhất ở dưới đây. Tùy theo đừng điều kiện, môi trường mà lựa chọn cho mình dòng sản phẩm phù hợp nhất.
1. Cảm biến dạng phao sử dụng đo mực nước
Nếu xét về công năng, tính năng và độ phổ biến thì đây được xem là dòng sản phẩm quốc dân. Nó có thể được sủ dụng ở trong nhiều hoàn cảnh và nguồn nước khác nhau. Đặc biệt, nó còn là dòng sản phẩm tối ưu cả chi phí và được dùng rộng rãi trong và ngoài ngành công nghiệp.
Nguyên lý hoạt động cũng tương đối đơn giản, chỉ cần lắp cảm biến phao vào bồn chứa nước, đến khi mực nước chạm đến phao thì bộ điều khiển sẽ ngắt bơm bằng công tắc.
Các bộ tín hiệu của dạng cảm biến này có thể là analog hoặc realay.
Nói vậy, không đồng nghĩa với việc nó không có điểm yếu. Mà ngược lại, đây cũng là điểm yếu cố hữu nhất chính là khó được sử dụng trong những môi trường yêu cầu sự chính xác gần như tuyệt đối.
2. Cảm biến mực nước 3 que
Đúng với tên gọi của nói, loại cảm biến này sử dụng 3 que hay còn gọi 3 chân dò. Với 1 chân được lấy làm chuẩn và 2 cái còn lại sử dụng để kiểm tra mức Min và Max.
Nguyên lý của loại cảm biến này sẽ dựa vào mức điện dung của que dài nhất cùng với que mà chúng ta đang cần xác định thông tin.
Để nắm rõ hơn bạn đọc thêm ví dụ ở dưới đây:
- Ta có: 1 bồn chứa nước cao 5m
- Yêu cầu: xác định được mức nước khi ở 4,5m và mức cạn là 500mm
Cách xác định như sau:
Sử dụng 1 que dò dài > 4,5m để làm chuẩn. Tiếp tục dùng thêm một que khác dài đúng 4,5m để báo mức cạn. Và 1 que dài 500mm để báo mức đầy. Giờ thì bộ điều khiển sẽ làm trách nhiệm xử lý thông tin để đưa ra dữ liệu mà bạn cần. Tham khảo thêm thông tin trong phần hình ảnh phía dưới.
3. Đo mức nước bằng cảm biến siêu âm dạng điện cực
Đặc điểm nổi bật của dòng cảm biến này chính là không cần tiếp xúc nhưng vẫn có thể xác định được mực nước. Do đo, nó được dùng nhiều trong các nhà máy nước sạch hoặc đặt tại các khu công nghiệp kiểm tra mực nước thải.
Nó hoạt động dựa vào việc thu và phát sóng siêu âm để có thể đo được mức nước.
Riêng về dòng cảm biến này, nó còn được chia thành 2 dạng khác nữa đó là: cảm biến siêu âm có hiển thị và không hiện thị. Riêng về dòng hiển thị chắc chắn bạn cũng đã biết kết quả sẽ được đưa về màn hình. Còn đối với dòng không hiển thị, nó sẽ cho kết bằng cách đưa tín hiệu về tủ điều khiển.
4. Cảm biến mức nước điện dung
Về nguyên lí hoạt động thì nó khá giống với dạng phao. Vì khi mực nước chạm vào thiết bị cảm biến thì nó sẽ lập tức sử dụng relay điều khiển tắt bơm. Giá bán cảm bến mức nước này cùng khá rẻ, hiệu quả tương đối tốt. Do đó bạn có thể sử dụng cho những công trình yêu cầu độ chính xác không quá cao.
Lưu ý khi lắp đặt, bạn cần có 2 con cảm biến. Một ở mức lớn nhất và 2 là ở mức thấp nhất.
5. Sử dụng cảm biến áp suất đo mức nước
Phương pháp cuối cuối mà Đại Dương muốn chia sẻ đến bạn đó chính là cảm biến áp suất. Là dòng cảm biến đo mức nước chuyên dùng cho những môi trường yêu cầu độ chính xác cao. Thông thường, thì khi lắp đặt người ta sẽ đặt cảm biến ở đáy bồn chứa để dễ dàng xác định mức nước.
Dựa trên đơn vị 1 bar = 10,19 mét nước. Thì từ đây ta có thể xác định được chiều cao mức nước mà mình mong muốn.
Dòng sản phẩm này đặc biệt thường thấy ở trong lò hơi hoặc các nhà máy sản xuất hóa chất.
Để biết giá bán cảm biến mức nước bạn có thể liên hệ trực tiếp đến phòng kinh doanh của Đại Dương để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất.
Tổng kết bài viết cảm biến đo mức nước
Bài viết trên đây Đại Dương đã giới thiệu đến các bạn đọc top 5 các loại cảm biến đo mức nước đang được nhiều người sử dụng nhất.
Hi vọng với những chia sẻ ít ỏi ở trên đây, cũng đã giúp được cho bạn một vài thông tin nào đó cần thiết.
Một số bài viết khác cùng chuyên mục !
>> Cảm biến nhiệt độ là gì ? Có bao nhiêu loại cảm biến trên thị trường
>> Nguyên lý và công dụng của cảm biến quang bạn đã biết
>> Nguồn Wikipedia: Cả biến chất lỏng – Cảm biến rada mức nước