Theo bạn thì nhiệt lượng có ý nghĩa là gì ? Công thức, đơn vị tính của nó như thế nào ? Với nhiều bạn đang học vật lý 8 hoặc những ai đã trải qua rồi chắc hẳn ít nhiều cũng còn nhớ một vài thông tin về định nghĩa này. Hãy cùng Đại Dương tìm hiểu xem nó có như bạn nghĩ không nhé.
Nhiệt lượng là gì ?
Để hiểu được nhiệt lượng là gì ? Đầu tiên chúng ta sẽ đến với khái niệm nhiệt năng là gì ?
Nhiệt năng là tổng động năng (động năng chuyển động của khối tâm của phân tử, động năng trong dao động của các nguyên tử cấu, động năng quay, …) của các phân tử cấu tạo nên vật, vì trong vật các phân tử không đứng im mà chuyển động hỗ loạn không ngừng và nhờ đó chúng có động năng
Như vậy, thì nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật được nhận thêm vào hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt, nhiệt lượng sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, trong tiếng anh thì nhiệt lượng chính là từ “Heat Amount”.
Kí hiệu và đơn vị đo của nhiệt lượng
- Trong tính toán, để dễ dàng hơn thì người ta quy ước kí hiệu của nhiệt lượng là Q
- Đơn vị tính của nhiệt lượng là Jun (J)
Công thức tính nhiệt lượng là gì?
Để dễ dàng tính toán ra được nhiệt lượng của vật, chúng ta có thể sử dụng công thức sau
Q = m.c. ∆t
Trong đó:
- Q: là giá trị nhiệt lượng. Đơn vị tính là J (Jun)
- m: trọng lượng của vật (Kg)
- c: nhiệt dung riêng chất cấu tạo nên vật (J/kg.K)
- ∆t (= t2 – t1): biến thiên nhiệt độ của vật (độ C hoặc độ K)
Nhiệt dung riêng được hiểu là những nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho một đơn vị đo lượng chất tạo ra vật đó. Chúng ta sẽ biết được chính xác nhiệt lượng cần có để làm cho 1kg chất của vật tăng thêm 1 độ C là bao nhiêu nhờ vào nhiệt dung riêng
Phương trình cân bằng nhiệt
Q thu = Q tỏa
- Q thu: Là tổng lượng nhiệt mà tất cả các vật nhận vào
- Q tỏa: Tổng lượng nhiệt mà các vật tỏa ra
Có thể bạn muốn biết thêm về công thức tính nhiệt lượng tỏa:
Q tỏa = q.m
Với:
- Q: Nhiệt lượng tỏa ra ( đơn vị là J )
- q: năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu ( J/Kg )
- m: khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hết ( Kg )
Các yếu tố làm thay đổi nhiệt lượng là gì ?
Dựa theo công thức tính nhiệt lượng, chúng ta có thể thấy được nhiệt lượng của một vật phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
- Trọng lượng của vật: Nếu vật có khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào cũng càng lớn.
- Biến thiên nhiệt độ (∆t): Nếu biến thiện nhiệt của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật hấp thụ cũng càng lớn.
∆t > 0 : vật toả nhiệt
∆t < 0 : vật thu nhiệt
- Chất cấu tạo nên vật: mỗi chất sẽ có một nhiệt dung riêng khác nhau vì vậy nhiệt lượng của chúng cũng sẽ khác nhau.
Nhiệt lượng được hiểu đơn giản là nhiệt năng dự trữ, bên cạnh đó, nhiệt năng của vật bị tác động bởi nhiệt dự trữ trong vật, nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo trong vật chuyển động ngày càng nhanh hơn, nhiệt năng của vật sẽ càng lớn. Nhiệt của vật có thể thay đổi thông qua các quá trình bức xạ, dẫn nhiệt, đối lưu.
Tạp chí năng lượng nhiệt mua ở đâu ?
Hiện nay với sự phát triển của internet thì các tạp chí bằng giấy không còn được phổ biến như xưa, thay vào đó là các trang web với rất nhiều thông tin và kiến thức được update liên tục và đặc biệt giúp nhiều người tiếp cận được các thông tin đó hơn.
Nếu như bạn gõ trên Google với từ khóa “tạp chí năng lương nhiệt” có rất nhiều trang web, diễn đàn chia sẻ kiến thức về lĩnh vực này. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến như trang Năng Lượng Việt Nam, Tiết Kiệm Năng Lượng của EVN, Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia… Bạn chỉ cần click vào đó thì có rất nhiều thông tin dành cho bạn.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm đến các trang báo như Thanh Niên, VnExpress, Khoa Học và Đời Sống… cũng cung cấp một số thông tin khá chi tiết.
Lời kết
Bài viết trên đây là những thông tin về các khái niệm xoay quanh thắc mắc nhiệt lượng là gì? Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Tham khảo thêm nhiều bài viết tại Đại Dương Corp để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Một số bài viết tham khảo:
>> Biên độ nhiệt là gì? Cách tính biên độ nhiệt trung bình năm
>> Cảm biến nhiệt độ là gì ? Cấu tạo của các loại cảm biến đó như thế nào ?
>> Bộ điều khiển nhiệt độ là gì ? Các sản phẩm bộ điều khiển sử dụng phổ biến nhất