Chắc chúng tai ai cũng từng một lần nghe nói đến Rơ le nhiệt. Nhưng không hẳn ai cũng biết được rơ le nhiệt là gì, tác dụng của rơ le nhiệt ra sao, cách chọn rơ le nhiệt thế nào để bảo vệ tốt nhất cho thiết bị điện của mình khi bị quá tải. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ kiến thức về rơle nhiệt, đặc biệt là cách chọn rơle nhiệt để bảo vệ thiết bi.
- Rơ le nhiệt là gì ?
Rơle nhiệt là loại khí cụ điện tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co giãn vì nhiệt của các thanh kim loại. Rơle nhiệt thường dùng để bảo vệ quá tải cho thiết bị điện chủ yếu là động cơ điện. Rơle nhiệt thường được lắp kết hợp với khởi động từ (Contactor).
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động.
a. Cấu tạo.
- Đòn bẩy.
- Tiếp điểm thường đóng (NC).
- Tiếp điểm thường mở (NO).
- Vít chỉnh dòng điện tác động.
- Thanh lưỡng kim.
- Dây đốt nóng.
- cần gạt.
- Nút khôi phục (Reset).
b. Nguyên lý hoạt động.
Trước hết chúng ta tìm hiểu về phần tử cơ bả để đóng ngắt tiếp điểm khi có dòng điện quá tải đi qua đó là thanh lưỡng kim là phiến kim loại kép cấu tạo từ hai thanh kim loại, một thanh có hệ số giãn nở bé, một thanh có hệ số giãn nở lớn. Hai thanh ghép lại với nhau thành một thanh, Khi có dòng điện lớn đi qua sẽ đót nóng thanh lưỡng kim làm nó cong về phía thanh kim loại có hệ số gián nở bé hơn.
- Ơ chế độ định mức Ilv<Idm
Ilv đi qua thanh lưỡng kim và dây đốt nóng, nhiệt lượng trên thanh lưỡng kim tăng ít làm thanh lưỡng kim cong không đáng kể tiếp điểm vẫn đóng bình thường Rơle chưa tác động.
- Khi xẩy ra hiện tượng quá tải thì Ilv=Iqt>Idm
Khi qua tải Iqt đi qua thanh lưỡng kim và dây đốt nóng, nhiệt độ trên dây đót nóng và thanh lưỡng kim sẽ tăng cao thanh lưỡng kim do dãn nở nhiệt không đều nên sẽ cong về phía thanh kim loại có hệ số dãn nở nhỏ hơn và đẩy đòn bẩy mở tiếp điểm thường đóng, đóng tiếp điểm thường mở, Rơle tác động ngắt điện khỏi mạch bảo vệ cho thiết bị khỏi hỏng hóc do quá tải.
3. Phân loại Rơle nhiệt
Hiện nay việc phân loại Rơle nhiệt ta tùy vào từng tiêu chí mà chia thiết bị này thành những nhóm khác nhau. Cụ thể:
– Dựa theo tiêu chí kết cấu rơle nhiệt được chia làm hai loại: Rơ le hở và rơ le kín
– Dựa theo phương thức đốt nóng, rơ le nhiệt được chia làm ba loại: rơ le đốt nóng trực tiếp, rơ le đốt nóng gián tiếp và rơ le đốt nóng hỗn hợp. Theo tiêu chí này thì loại rơ le hỗn hợp được sử dụng phổ biến nhất vì nó có tính nhiệt ổn định tương đối tốt đồng thời phù hợp để làm bội số quá tải gúp đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng.
– Ngoài ra, rơle nhiệt còn có các loại: rơ le nhiệt 3 pha, rơ le nhiệt 1 pha,..
4. Cách chọn Rơ le nhiệt để bảo vệ thiết bị.
Rơle nhiệt dùng để bảo vệ quá tải thiết bị điện mà chủ yếu là động cơ. Do vậy khi chọn Rơle nhiệt cần chú ý chọ loại phù hợp với động cơ mới có tác dụng bảo vệ quá tải. một số trường hợp chọn Rơle nhiệt theo dòng điện của khởi động từ là không đúng nên khi quá tải không bảo vệ được động cơ điện.
Trong thực tế, cách lựa chọn Rơle nhiệt phù hợp là chọn dòng điện định mức của Rơle nhiệt bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ, Rơle sẽ tác động ở giá trị (1,2 ÷ 1,3) Iđm. Bên cạnh, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh phải được xem xét.
Sau đay là bảng chi tiết cách chọn Rơ le nhiệt bảo vệ theo công suất động cơ.
220VAC | 400VAC | Ngưỡng tác động |
KW | KW | Rơ le nhiệt |
0,2 | 0,4 | 0,7A – 1,1A |
0,3 | 0,75 | 1,3A – 2,1A |
0,4 | 1,1 | 1,6A – 2,6A |
0,75 | 1,5 | 2,5A – 4,1A |
1,1 | 2,2 | 3,4A – 5,4A |
1,5 | 3 | 5A – 8A |
2,2 | 3,7 | 7A – 11A |
3 | 5,5 | 9A – 13A |
3,7 | 7,5 | 12A – 18A |
5,5 | 12 | 17A – 24A |
7,5 | 15 | 22A – 34A |
9 | 19 | 28A – 38A |
11 | 22 | 32A – 48A |
15 | 30 | 43A – 65A |
19 | 37 | 54A – 80A |
22 | 45 | 60A – 100A |
25 | 55 | 80A – 130A |
30 | 65 | 80A – 130A |
37 | 75 | 100A – 160A |
45 | 90 | 120A – 200A |
55 | 110 | 150A – 250A |
65 | 132 | 200A – 320A |
75 | 150 | 200A- 320A |
90 | 160 | 260A – 440A |
110 | 220 | 400A – 600A |
315 | 400A – 600A |