Để đảm bảo các công việc sửa chữa được diễn ra một cách linh hoạt, tiện lợi, đặc biệt là các công việc liên quan đến xe máy, các ga ra cần phải có cho mình 1 chiếc bàn nâng xe máy. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, với nhiều mẫu mã cũng như cách sử dụng khác nhau. Để tìm mua cho mình sản phẩm phù hợp, cần phải có những hiểu biết cơ bản về chúng. Vậy, cùng tìm hiểu xem những khái niệm xung quanh nó nhé!
Bàn nâng xe máy là gì?
Đây là thiết bị dùng để nâng xe máy lên, tùy thuộc vào trọng lượng, chiều dài, chiều rộng, …sẽ có những loại khác nhau.
Thường đượ sửu dụng trong các hoạt động sửa chữa xe máy, nguyên lý hoạt động theo nguyên lý thủy lực. Đa phần chúng ta có thể thấy trong các xưởng sửa xe, bảo dưỡng xe, …
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo
Một thiết bị với cấu tạo có bộ phận hết sức đơn giản, chỉ bao gồm:
Mặt chính để xe, bàn dẫn xe di chuyển, bộ phận đẩy lên/xuống, phần trụ đẩy
Thiết bị được thiết kế với chất lượng có độ bền cao, phù hợp sử dụng trong các môi trường dễ bị gỉ như nước. Được thiết kế nhỏ gọn, nhưng vẫn đảm bảo nâng hạ một cách tối ưu và dễ sử dụng nhất.
Nguyên lý hoạt động
Bàn nâng được hoạt động theo nguyên lý sử dụng dầu thủy ở phần ty, khi bàn đạp và thiết bị đạp chân được gắn với ống dầu, dầu sẽ di chuyển qua ty, điều này sẽ giúp nâng hạ ty một cách dễ dàng.
Ngoài ra, có những bàn nâng được dùng bằng motoe hơi khí nén, thường sẽ được chuyên dùng để phục vụ nâng hạ motor, với tải trọng lớn trên 300kg, và được nhập khẩu từ nước ngoài
Với nguyên lý hoạt động đơn giản này, người dùng rất dễ dàng trong việc sử dụng cũng như sửa chữa nếu hư hỏng.
Đặc điểm của bàn nâng xe máy.
- Là thiết bị phổ biến trong ga ra, trong nhà với nhiều kiểu dáng, màu sắc, hình ảnh khác nhau.
- Có sử dụng cơ chế tự đạp phanh khi cần thiết, tránh tình trạng rơi vỡ
- Thiết kế kết nối với bộ điều khiển dễ dàng điều khiển từ xa.
Phân loại bàn nâng
Dựa vào đặc điểm về cấu tạo và chức năng, người ta chia thành 3 loại:
- Bàn nâng cơ (Bàn nâng đạp chân): Là bàn nâng được hoạt động nhờ vào sức của con người bằng cách đạp chân để nâng hay hạ bàn nâng.
- Bàn nâng dùng cơ – điện: Loại bàn nâng này là sự kết hợp giữa bàn nâng đạp chân và sử dụng thêm điện năng. Thiết bị hoạt động chính bằng điện năng nhưng nếu xảy ra trường hợp mất điện thì có thể chuyển sang phương pháp thủ công là dùng bàn đạp chân.
- Bàn nâng xe máy âm (chìm): thiết bị sẽ được chôn chìm ngang với bề mặt nền của nơi làm việc. Sản phẩm thuộc dòng cao cấp này giúp tiết kiệm không gian, tính chuyên dụng trong các xưởng sửa chữa xe máy, điều này làm cho giá thành của sản phẩm cao hơn so với các loại bàn nâng khác.
Quy trình làm việc với bàn nâng xe máy
Dưới đây là quy trình làm việc gồm 4 bước đơn giản:
Bước 1: Kiểm tra xem hoạt động của cụm khóa bảo vệ.: Theo cài đặt khi nâng cụm sẽ thực hiện tự động hóa ở 6 mức. Khi hạ cụm sẽ tự động trở về vị trí sẵn sàng. Khi ở mức tầm trung, cần cài đặt cụm khóa an toàn ở chế độ khóa.
Bước 2: Kiểm tra cụm xe hạ bàn: Các dây cáp hạ không được quá căng, để giúp năng suất tăng cao thì chúng ta nên đóng kín van
Bước 3: Thực hiện thông hơi định kì: Thông hơi định kì 10 ngày 1 lần giúp cho áp suất được tăng lên, tránh tình trạng rò rỉ.
Bước 4: Kiểm tra về nhầu nhớt: Nếu vận hành càng nhiều thì khối lượng bọt khí xuất hiện và sẽ tụ dần, sau đó làm ngăn cản cách hoạt động dẵn truyền trong ống.
Tại sao cần phải sử dụng bàn nâng xe máy
Bàn nâng xe máy là thiết bị đem lại nhiều lợi ích cho con người, cho xe máy của bạn, dưới đây là một số ứng dụng mà chúng mang lại, giúp ích rất nhiều trong công việc sửa chữa của bạn
Sử dụng nhanh chóng
Khi có bàn nâng thì việc sửa chữa, di chuyển thao tác coong việc trở nên nhẹ nhàng nhưng tiện lợi hơn. Việc sửa chữa hay bảo dưỡng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có bàn nâng
Bảo vệ sức khỏe
Thường khi sửa chữa ở vị trí gầm xe nhưng không có bàn nâng, sẽ gây đau lưng cho người làm việc. Có bàn nâng rồi thì thợ sửa xe sẽ không cần phải gập người hay cuối người xuống để làm việc, tránh được tình trạng đau lưng, đảm bảo được sức khỏe.
Tiết kiệm được thời gian
Làm việc dưới môi trường khó khăn, chật hẹp thì thời gian sửa chữa cũng sẽ lâu hơn. Nhờ vào việc nâng thì không gian sửa chữa được mở rộng, với sự thuận tiện và nhanh chóng nên dễ dnagf tiết kiệm được thời gian hoàn thành công việc.
Tiết kiệm nhân công cho công ty: Sản phẩm sẽ thay thế cho các công nhân, đối với một số công việc nhất định thường linh hoạt trong công việc nâng hạ tị các nhà máy, phân xưởng.
Ngoài ra, khi sử dụng chúng sẽ giúp cho ga ra của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, điều này sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng
- Cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi đưa sản phẩm vào hoạt động.
- Để thiết bị tại những bề mặt bằng phẳng, tránh để những nơi gồ ghề vừa gây khó khăn trong lúc làm việc vừa gây hư hỏng máy móc.
- Trong quá trình nâng hạ của bàn nâng, không nên đưa chân hay tay vào vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bạn.
- Không đứng gần, không treo lên bàn nâng, không xê dịch bàn nâng khi chúng đang hoạt động
- Chỉ được nâng hạ ở khối lượng cho phép, nếu quá khối lượng thì bàn nâng sẽ bị hư hỏng hoặc bị sập.
- Không dùng bàn nâng vào những công việc khác ngoài nâng xe máy
- Phải cố định xe máy vào bàn nâng, khi nâng tránh trường hợp xe máy bị rời khỏi bàn nâng
- Khi cảm thấy mức độ nâng hạ không chắc chắn thì nên dừng nâng lại để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra trong khi nâng ảnh hưởng đến tài sản và con người
Lời kết
Bạn cần tìm mua cho ga ra của mình một chiếc bàn nâng xe máy phù hợp? Bạn là người mới cần tìm hiểu về dòng sản phẩm này? Bài viết trên đây đã giải thích cho các bạn tất cả về khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng cũng như các lưu ý khi sử dụng, … Mong là nó sẽ giúp ích các bạn trong việc chọn ra sản phẩm tốt nhất
Một số bài viết tham khảo
Máy tháo vỏ xe | Top 5 máy ra vào vỏ xe tốt nhất hiện nay
Top 5 thương hiệu sản xuất súng xiết bu lông bằng khí nén tốt nhất
Bộ đồ nghề sửa xe máy gồm những gì ? Giá bán các dòng sản phẩm năm 2021
Máy đọc lỗi xe máy MST nhập khẩu
Máy vệ sinh buồng đốt là gì ? Chức năng cấu tạo cảu chúng