Độ ẩm không khí | Tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm

5/5 - (1 bình chọn)

Nước ta là một nước với độ ẩm không khí khá cao. Độ ẩm là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh cũng như là có tác động rất lớn đến những thiết bị, động thực vật, con người xung quanh. Vậy, bạn đã biết gì về độ ẩm? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho các bạn tất tần tật những câu hỏi như khái niệm, cách đo, các tác động cũng như biện pháp làm thay đổi độ ẩm tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

Độ ẩm không khí là gì ?

Độ ẩm chính là một đại lượng dùng để chỉ ra hàm lượng hơi nước có trong không khí. Độ ẩm càng cao sẽ kéo theo việc làm mát cơ thể kém hiệu quả.

Ngoài ra, độ ẩm còn được phân chia ra 3 loại khác như:

  • Độ ẩm tuyệt đối: dùng để chỉ ra hàm lượng hơi nước trong một đơn vị thể tích của không khí. Chúng được tính bằng thương giữa khối lượng hơi nước so với thể tích của không khí mà mình tính.
  • Độ ẩm tương đối: là đại lượng được tính theo đơn vị %, khi độ âm tương đối càng cao thì thì khí ngày càng chứa nhiều nước. Chúng được tính dựa theo tỷ số của khối lượng nước trên một thể tích, với khối lượng trên cùng thể tích đó như nhấn lại ban đầu.
  • Độ ẩm tỉ đối: là đại lượng dùng để đo mức độ ẩm của không khí, khi không khí càng cao thì độ ẩm tỉ dối cũng sẽ làm cao thêm. Đơn vị của chúng là %, với cách tính là tỷ số phần năm giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm cực đại.

Khi độ ẩm tuyệt đối đạt mức 100% có nghĩa là hiện tại trong môi trường khí hơi nước đang ở mức tối đa. Trong trường hợp này, nếu hơi nước ngày cao tăng lên thì sẽ gây ra hiện tượng ngưng tụ biến thành mây, mưa, …

Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí

Vì sao không khí lại có độ ẩm?

Bề mặt trái đất với 70% diện tích là các phần đại dương, sông ngoài chứa một lượng nước lớn. Với tác động của sức nóng mặt trời nước sẽ bốc hơi lên, theo những cơn gió thì hơi nước trong không khí sẽ di chuyển phát tán đến nhiều nơi. Khi nhiệt độ ngày càng cao thì lượng hơi nước bốc lên càng nhiều, đồng nghĩa với độ ẩm tầng không khí chúng ta đang sống sẽ rất khô. Ngược lại, khi nhiệt độ thấp thì nước bốc hơi chậm hơn điều này làm cho độ ẩm cao hơn. Trong không khí lúc nào cũng sẽ chứa một lượng hơi nước nhất định, mà hàm lượng hơi nước chính là nhân tố để xác định độ ẩm.

Không khí có độ ẩm
Không khí có độ ẩm

Cách đo độ ẩm không khí

Chúng ta chỉ cần quan tâm đến các đại lượng đơn giản của độ ẩm sau đây

Độ ẩm tuyệt đối, với công thức tính:

a = (m/V)

Trong đó,

  • a: độ ẩm tuyệt đối, (g/m3)
  • m: là khối lượng hơi nước chứa trong không khí, (g)
  • V: thể tích của hỗ hợp khí được tính, (m3)

Sự liên quan giữa độ âm tuyệt đối, độ ẩm không khí lớn nhất và độ ẩm tỷ đối thể hiện trong công thức:

f = (a/A) x 100

Trong đó,

  • a: độ ẩm tuyệt đối, (g/m3)
  • A: độ ẩm lớn nhất không khí đạt được, (g/m3)
  • F: độ ẩm tỷ đối, (%)

Để đo đạc độ ẩm một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn, các máy đo đã dần dần được sản xuất, sử dụng và phổ biến rộng rãi. Thường được đưa vào sử dụng để xác định độ ẩm tại các bệnh viện, cơ quan, kho bãi, …

Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Dựa theo tính chât vật lí về sự giãn nở khi nóng lên giữa nước và chất rắn, ta có thể áp dụng để giải thích lý do tại sao không nên đổ nước thật đầy ấm khi nấu.

Đối với nước, khi nếu nhiệt độ sẽ tăng cao, nước sẽ giãn nở khi nhiệt độ cao và co lại hoặc ngưng tụ khi gặp lạnh

Đối với ấm, là chất rắn, mà như ta biết ở nhiệt độ cao chất rắn sẽ giãn nở và khi gặp lạnh chúng sẽ bị co lại, điều này chúng ta có thể dễ dàng thấy thông qua những hiện tượng xung quanh.

Tuy nhiên, do sự khác nhau về độ giãn nở của 2 loại chất này. Cụ thể là, chất rắn có độ giãn nở thấp hơn nước nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn đổ đầy nước vào ấm để nấu thì khi nhiệt độ tăng cao nước sẽ giãn nở nhiều hơn và bị tràn ra khỏi ấm. Đặc biệt khi nước sôi sẽ có các bọt khí từ đáy ấm tác động đến bề mặt nước ở trên nên dễ dàng làm cho nước bắn ra ngoài hơn, nước sôi bắn ra có thể gây bỏng da và ảnh hưởng đến nhiều thiết bị xung quanh.

Đun nước
Đun nước

Nhân tố ảnh hưởng đến độ ẩm

Độ ẩm cũng là sự biểu hiện của mức độ bốc hơi của nước vào không khí, sự bôc hơi này phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ. Có thể nói, nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến độ ẩm, nhiệt độ và độ ẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước bốc lên càng nhiều, lúc này hơi nước sẽ bay lên cao, không còn ở lại tầng không khí mà chúng ta sinh sống, vì vậy lúc này không khí trở nên khô hơn, độ ẩm của không khí sẽ giảm và đương nhiên sẽ giảm xuống một mức nhất định.

Nhiệt độ không khí thấp, đồng nghĩa với việc lượng hơi nước bốc lên lâu hơn và ít hơn. Vì vậy, lượng hơi nước trogn không khí được bão hòa và độ ẩm sẽ tăng lên.

Dựa vào mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm. Chúng ta có thể áp dụng để đo đạc, xác định và thay đổi độ ẩm dựa vào nhiệt độ.

Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ và độ ẩm

Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với đời sống

Độ ẩm không khí ảnh rất lớn đối với đời sống xung quanh. Vì nước ta là khu vực có độ ẩm không khí cao nên việc kiểm soát độ ẩm để tránh những ảnh hưởng là vô cùng quan trọng.

Tác hại khi độ ẩm quá cao

  • Độ ẩm có tác động đến sức khỏe của con người.…
  • Gây ra các hiện tượng ẩm quần áo, các vật dụng, …
  • Gây khó chịu cho cơ thể, mệt mỏi, …
  • Tạo ra các mùi khó chịu đối với quần áo, chăn, đệm, …
  • Khi trong nhà có độ ẩm cao, điều này có nghĩa sàn nhà sẽ động bề mặt nước gây trơn trượt, nguy hiểm cho trẻ em và người già.
  • Là điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật, các loại nấm mốc, … sinh sối và phát triển, làm tăng các loại bệnh về hô hấp và các bệnh ngoài da.
  • Đôi khi, độ ẩm còn là chất xúc tác phát bệnh đối với các bệnh bệnh phổi, hen, suyển, …
  • Khi độ ẩm cao thì hơi nước dễ bị ngưng tụ, đối với các thiết bị điện tử độ ẩm có thể gây ra các hiện tượng ăn mòn đối với các linh kiện bên trong hoặc gây ra hiện tượng đoản mạch.
  • Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các trang thiết bị điện tử, y tế, …
Nấm mốc
Nấm mốc

Tác hại khi độ ẩm thấp

  • Gây ảnh hưởng sức khỏe con người.
  • Khi độ ẩm thấp thì da của bạn sẽ trở nên khô, môi có hiện tượng nức nẻ, …
  • Gây ra các hiện tượng khó thở, đau mắt do môi trường hay một triệu chứng phổ biến khi thời tiết hanh khô đó là viêm xoang.
Trẻ bị viêm xoang
Trẻ bị viêm xoang

Độ ẩm không khí hợp lý

Mức độ ẩm lý tưởng sẽ dao động từ 40-70%. Vì ở mức độ ẩm này các vi sinh vật gây hại sẽ không có khả năng sinh sôi và phát triển được.

Đối với trẻ sơ sinh, mức độ ẩm lý tưởng nên ở khoảng 40-60%. Để bảo vệ môi trường xung quanh bé một các tố nhất.

Đối với không gian các cơ quan, văn phòng, các tòa nhà, … nên giữ độ ẩm ở mức 55%. vì không gian có máy lạnh và điều hào cùng với nhiều người và nhiều hoạt động nên càng dễ dàng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như lây lan bệnh hơn.

Độ ẩm hợp lý
Độ ẩm hợp lý

Biện pháp khắc phục khi độ ẩm cao hoặc thấp

Biện pháp khắc phục khi độ ẩm cao

Chúng ta cần phải đề phòng và có những việc làm để phòng bị hoặc giảm độ ẩm như:

  • Để tránh hiện tượng trượt ngã do hơi nước ngưng tụ dưới sàn nhà vì độ ẩm cao, chúng ta nên lau sạch chân trước khi vào nhà.
  • Khi thực hiện các công việc tăng nhiệt độ trong phòng cần phải có quạt thông gió để tránh hiện tượng bốc hơi rồi lại ngưng tụ trong phòng.
  • Không nên mở cửa chính nhiều, cũng như không nên mở các cửa sổ
  • Sử dụng các thiết bị, các máy điều hòa để hút ẩm đối với không gian phòng
  • Đối với các thiết bị điện, điện tử, … nên để chúng vào hộp gọn gàng và đặt vào tủ chống ẩm.
  • Giữ ẩm cho da, vệ sinh da thường xuyên, nhớ giặt khô quần áo để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé, cho người già để đảm bảo an toàn
  • Đối với các khu vực y tế như phòng bệnh, phòng xét nghiệm, phòng phẫu thuật, … nên có những thiết bị hút ẩm hoặc điều hòa để kiểm soát được độ ẩm thích hợp cho công tác chữa bệnh.

Biện pháp khắc phục khi độ ẩm thấp

Để khắc phục khi độ ẩm thấp, chúng ta sẽ có những biện pháp làm tăng hàm lượng hơi nước trong không khí nhiều hơn. Chẳng hạn như, sử dụng các thiết bị tạo ẩm để cấp ẩm cho không khí một cách tốt nhất.

Tránh sử dụng các thiết bị phun sương quá nhiều. Vì đặc tính thiết bị phun sương sẽ tập trung hơi nước tạo một vị trí nên điều này có thể gây ra hư hỏng đồ đạc, thiết bị trong nhà, trong phòng, …

Một số loại máy đo độ ẩm không khí phổ biến hiện nay

Chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra và đo độ ẩm không khí ở những nơi đông người, những cơ quan bệnh viện, cũng như trong nhà để đảm bảo có thể kịp thời điều chỉnh mức độ độ ẩm thích hợp.

Để phục vụ nhu cầu cho mọi người, hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại máy đo không khí đến từ nhiều thương hiệu

Máy đo độ ẩm không khí RH390 Extech

Được chuyên dùng để đo cả nhiệt độ lẫn độ ẩm ở môi trường như phòng thí nghiệm, xưởng, nhà máy, … với độ chính xác cao, thời gian cho ra kết quả nhanh chóng.

RH390 Extech
RH390 Extech

Máy đo độ ẩm không khí cầm tay Extech 445580

Được thiết kế với chất liệu cứng cáp, hình dáng nhỏ gọn, cầm tay một cách dễ dàng. Là sản phẩm có độ bền tương đối cao, chịu được các va chạm mạnh, chống mài mòn, … Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình điện tử.

Extech 445580
Extech 445580

Thiết bị đo độ ẩm Hanna HI93640

Được sử dụng để đo độ ẩm và nhiệt độ ở nhiều nơi. Với thiết kế một màn hình đơn giản và vỏ bọc có khóa cao su tránh bụi và bảo vệ. Sản phẩm đem lại nhiều tiện lợi hơn khi sử dụng.

Hanna HI93640
Hanna HI93640

Lời kết

Những chia sẻ của Đại Dương Corp thông qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các khái niệm liên quan đến độ ẩm không khí. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn.

Một số bài viết tham khảo

>> Vì sao không khí có độ ẩm | Bảng tra độ ẩm không khí

>> Máy tạo độ ẩm không khí | Máy phun sương tạo độ ẩm cho bé

>> Cảm biến độ ẩm không khí | Cấu tạo và các loại