Cách sử dụng đồng hồ vạn năng | Tài liệu hướng dẫn điện tử

5/5 - (2 bình chọn)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồng hồ vạn năng với nhiều công dụng khác nhau. Vì vậy, mỗi loại sẽ có những cách sử dụng khác nhau như đo điện áp, đo điện trở, thông mạch, … Để các bạn không lúng túng trong việc sử dụng thì hôm nay Đại Dương Corp sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về cách sử dụng đồng hồ vạn năng thông qua bài viết dưới đây. Tham khảo ngay nhé!

Đồng hồ vạn năng là gì?

Đồng hồ vạn năng hay được gọi với tên khác là vạn năng kế, Vôn kế là một dụng cụ đo cầm tay được sử dụng để đo dòng điện, điện áp, … và nhiều giá trị khác.

Là một thiết bị điện tử đem lại nhiều chức năng đo khác nhau, thường được ứng dụng trong việc kiểm tra nhanh các thông số của dòng điện.

Là một dụng cụ hữa ích thường được sử dụng trong các công việc sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử, …

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại đồng hồ vạn năng chính là đồng hồ vạn năng số và đồng hồ vạn năng kim

Thường được cấu tạo từ các linh kiện điện tử và sử dụng nguồn pin để hoạt động. Kết quả đo đạc sẽ được hiển thị trên màn hình hoặc là dựa vào chỉ số kim đồng hồ.

Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng kim

Là thiết bị dùng để đo cường độ diện điện với kết được biểu thị bằng kim đồng hồ trên thang đo. Được cho là dụng cụ tiết kiệm hơn các sản phẩm khác nhưng vì dùng kim đo để biểu thị kết quả nên người dùng khó biết chính xác.

Đồng hồ  kim
Đồng hồ vạn năng kim

Đồng hồ vạn năng hiển thị số

Là dụng cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì tính năng và cách sử dụng dễ dàng. Kết quả đo đạc sẽ được hiển thị trên màn hình LCD thay cho kim đồng hồ

Công dụng của đồng hồ vạn năng

Các ứng dụng chính như

  • Đo điện áp: Đo điện áp xoay chiều (V AC) và điện áp một chiều (V DC)
  • Đo dòng điện: Đo đạc dòng xoay chiều và dòng một chiều cho các thiết bị công suất lớn như các loại máy bơm, motor, máy lạnh, …
  • Đo điện trở: đo đạc điện trở của thiết bị để biết mức độ cản trở dòng điện có hợp lý hay không
  •  Kiểm tra thông mạch: giúp kiêm tra các dây nối xem có ổn định hay không? Dây dẫn có bị đứt không?

Ngoài ra, còn có thêm tính năng khác như: đo tụ điện, đo tần số, kiểm tra đi-ốt, đo nhiệt độ, …

  • Được ứng dụng rất nhiều trong ngành điện tử với việc đo lường, kiểm tra các giá trị về dòng điện, điện trở của các phụ tùng, linh kiện, sản phẩm điện, …
  • Kiểm tra đo đạc các thông số chính xác, phù hợp nhất mà còn tiết kiệm thời gian
  • Dễ dàng phát hiện các hư hỏng cũng như các lỗi của các sản phẩm mà mắc thường không nhìn thấy được. Rất phù hợp để sử dụng trong các công việc lắp ráp, sửa chữa, thay thế linh kiện, …
  • Được các thợ điện sử dụng phổ biến trong công tác kiểm tra điện trên động cơ, thiết bị, mạch điện, nguồn điện và hệ thống dây điện.

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng

1. Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo dòng điện

Để do dòng điện bằng đồng hồ vạn năng ta thực hiện các bước đơn giản sau:

Bước 1: Điều chỉnh thang đo của đồng hồ cho hợp lý (dòng điện xoay chiều – về A~, dòng điện một chiều – về A- )

Bước 2: Que màu đen cắm vào cổng COM, que đỏ cắm vào cổng ở mức A

Bước 3: Đặt 2 que đo vào điểm cần đo

Bước 4: Kết quả đo sẽ được hiển thị trên màn hình LCD

Lưu ý

  • Chọn thang đo phù hợp để kết quả đo chính xác nhất
  • Đảm bảo que đo được kết nối chắc chắn
  • Không dùng thang đo điện áp để đo dùng điện => hư đồng hồ đo

2. Sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp

Bước 1: Chuyển thang đo về chức năng đo điện áp

Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng COM và que màu đỏ vào cổng VΩHz

Bước 3: Que đo màu đen cắm vào đầu COM, que màu đỏ cắm vào đầu (+)

Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo (thang AC – một chiều và DC – xoay chiều)

Bước 5: Đưa 2 que đo vào điểm cần đo

Bước 6: Kết quả kiêm tra hiển thị trên màn hình

đồng hồ vạn năng đo điện áp
đồng hồ vạn năng đo điện áp

3. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo điện trở

Bước 1: Đưa đồng hồ về chức năng đo điện trở hoặc thông mạch

Bước 2: Cắm que đen vào cổng COM và que đỏ vào cổng VΩHz

Bước 3: Cắm que đo vào hai chân của điện trở

Bước 4: Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình

Lưu ý:

  • Cần ngắt nguồn điện trước khi đo điện trở
  • Phải chuyển thang đo của đồng hồ về chức năng đo điện trở, không để ở thang đo điện áp vì sẽ gây hư hỏng cho thiết bị

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng cho người mới

4. Sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch

Bước 1: Chuyển thang đo của đồng hồ về chức năng đo thông mạch hoặc điện trở. Đồng hồ sẽ hiển thị giá trị OL

Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que màu đỏ vào cổng VΩ.

Bước 3: Cắm 2 đầu que vào 2 đầu mạch cần kiểm tra

Bước 4: Nếu đồng hồ báo âm thanh bíp thì mạch không bị đứt (mạch thông). Nếu đồng hồ không báo thì mạch đã bị đứt.

Đồng hồ đo thông mạch
Đồng hồ vạn năng

Lời kết

Bài viết trên là những chia sẻ của Đại Dương Corp về cách sử dụng đồng hồ vạn năng phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

>> Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số

>> Cách đo thông mạch | Đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Nguồn uy tín để bạn tham khảo thêm thông tin

Wikipedia: Vạn năng kế là gì ?

Logo Dai Duong Corp

Tác Giả: Đại Dương Corp

Đại Dương Corp là nhà phân phối chính thức sản phẩm thiết bị công nghiệp, tự động hóa của các thương hiệu hàng đầu như: AS ONE, TRUSCO, LS, SCHNEIDER, SIEMENS, KTC,…

888406268