Bạn sẽ làm gì khi dòng điện đang hoạt động bỗng bị dứt đoạn? Các thiết bị đang làm việc bị hỏng và bạn cần tìm nguyên nhân? Việc hoạt động kém liên tục của dòng điện sẽ gây ra các nguy hiểm như hỏa hoạn, hỏng máy móc thiết bị, … Thông mạch thể hiện tính liên tục của dòng điện, vì vậy, chúng ta cần phải biết cách đo thông mạch một các kỹ càng. Dưới đây là hướng dẫn các cách đo thông mạch bằng hồ vạn năng, ampe kìm
Thông mạch là gì ? Tại sao cần phải đo thông mạch?
Thông mạch là gì?
Thông mạch có nghĩa là cho dòng điện chạy qua được, hay được hiểu là tính liên tục của dòng điện.
Đo thông mạch là thao tác kiểm tra xem dòng điện trong mạch có chạy ổn định liên tục không, thường được sử dụng để kiểm tra công tắc, dây dẫn, cầu chì, …
Tại sao cần phải đo thông mạch?
Nếu bạn muốn kiểm tra xem các thiết bị như công tắc, dây dẫn điện, … có đang hoạt động tốt không thì bạn sẽ dùng tính năng đo thông mạch để kiểm tra. Thường hay được sử dụng để kiểm tra thông mạch trong dây dẫn điện hoặc cầu chì
Sự không liên tục của dòng điện sẽ gây hư hỏng các thiết bị điện, gây cháy nổ, … vì vậy việc đo thông mạch là vô cùng quan trọng
Có thể dễ dàng kiểm tra được hư hỏng khi dây điện bị đứt
Sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch
Dưới đây là các bước hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch
Bước 1: Nhấn vào nút SELECT để chuyển đồng hồ về chức năng đo thông mạch (continiuty). Đồng hồ sẽ hiển thị giá trị OL
Bước 2: Cắm dây đo màu đen vào cổng CO, dây đeo màu đổ vào cổng VΩ.
Bước 3: Chập 2 đầu của que đo màu đen và đỏ vào 2 đầu dây cần đo
Bước 4: Nếu đồng hồ kêu bíp thì mạch không bị đứt (mạch thông). Nếu đồng hồ không kêu thì mạch đã bị đứt.
Hướng dẫn đo thông mạch bằng ampe kìm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ampe kìm khác nhau nhưng để dử dụng ampe kìm đo thông mạch chúng ta phải nhắc đến ampe kìm Kyoritsu 2055
Đo thông mạch bằng ampe kìm Kyoritsu 2055
Bước 1: Chuyển ampe kìm về thang đo điện trở bằng cách ấm vào nút Seclec để trên màn hình LCD hiển thị ký hiệu sóng âm thanh.
Bước 2: Cắm đầu dò màu đen vào COM, đầu dò màu đỏ vào cổng V của dụng cụ cần đo
Bước 3: Kết nối đầu dò màu đen vào giắc cắm, đầu dò màu đỏ vào nguồn. Trường hợp mạch không thông khi đồng hồ không kêu tiếng bíp. Nếu đồng hồ kêu tiếng bíp thì mạch thông
Một số lưu ý khi thực hiện đo thông mạch
Ngắt mạch trước khi đo để đảm bảo điện trong mạch được giải phóng, không tích điện. Nếu trong mạch vẫn còn điện thì khả năng kiểm tra sẽ không đảm bảo chính xác hoàn toàn.
Đảm bảo thiết bị đo của bạn đã chuyển sang chức năng đo thông mạch
Có thể đảo chiều nối của 2 đầu que màu đỏ và màu đen mà không ảnh hưởng đến kết quả
Tùy vào phạm vi cài đặt điện trở mà khi kiểm tra thông mạch tiếng bíp sẽ phụ thuộc vào điện trở trong từng phạm vi, chẳng hạn:
- Tiếng bíp sẽ kêu khi điện trở bé hơn 40 Ω (Đối với phạm vi cài đặt điện trở: 400.0Ω)
- Tiếng bíp sẽ kêu khi điện trở bé hơn 200 Ω (Đối với phạm vi cài đặt điện trở: 4000.0Ω)
Lời kết
Việc đo thông mạch là hết sức quan trọng khi bạn đang sử dụng các thiết bị, dụng cụ điện, … Bài viết trên đây đã giúp bạn nắm rõ cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng và bằng ampe kìm. Nếu bạn có thắc mắc và muốn được tư vấn, hãy liên hệ ngay Đại Dương Corp để được hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: